Error message

  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).
  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).

Trẻ tự kỷ tại Như Quỳnh, Phố Nối

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hiện có 1% dân số thế giới, tức là khoảng 70 triệu người đang mắc bệnh tự kỷ. Đặc biệt, tỷ lệ này ở trẻ em đang ngày càng tăng. Bởi cứ 150 em nhỏ trên thế giới sẽ có 1 em mắc chứng bệnh này. Tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng theo Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ và tỷ lệ người mắc mới đang có dấu hiệu gia tăng.

Nhiều trẻ được phát hiện mắc tự kỷ ngay từ khi sinh ra nhưng thông thường các biểu hiện nêu trên của trẻ tự kỷ sẽ xuất hiện trong 3 năm đầu đời. Ban đầu, trẻ sẽ phát triển bình thường nhưng sau đó các biểu hiện của bệnh sẽ dần dần bộc lộ, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 18 đến 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, y học đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ mắc tự kỷ nhưng việc gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội không xuất hiện cho đến khi yêu cầu của môi trường sống vượt quá khả năng của các em.


Trẻ em bị tự kỷ thường có những hành vi, chuyển động lặp đi lặp lại như lắc lư người, bước đi hay vỗ tay. Chúng có thể có một số hành vi bất thường với người khác hay với đồ vật xung quanh, thậm chí là những cơn giận dữ hay tự gây thương tích. Đôi khi trẻ bị tự kỷ sẽ không chú ý đến người, đồ vật hay những chuyển động trong môi trường xung quanh. Một số trẻ mắc tình trạng tự kỷ có thể bi co giật. Trong vài trường hợp, hiện tượng co giật sẽ không xảy ra cho đến tuổi vị thành niên.

Hiện nay, chưa có thuốc chữa trị hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện và can thiệp sớm thì vẫn có thể phát triển tương đối bình thường, hòa nhập được với cộng đồng. Với trường hợp nặng hơn, các biện pháp can thiệp chỉ có thể giúp trẻ ổn định và biết cách giao tiếp hơn.

Bác sĩ Quách Thúy Minh - Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo: “Để xác định chính xác bé có mắc chứng tự kỷ hay không, cần phải được kiểm tra theo dõi kỹ lưỡng, dài ngày. Không nên chụp ngay cho các cháu "cái mũ tự kỷ", bởi trong số các cháu đến khám chỉ có một tỷ lệ nhất định là bị tự kỷ, còn nhiều cháu chỉ phát triển chậm hơn bạn bè cùng lứa. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị hội chứng này mà chỉ có thuốc điều trị rối loạn đi kèm như tăng động, hung tính, động kinh... Cần can thiệp sớm cho trẻ bằng cách dạy ngôn ngữ và giao tiếp, kết hợp trị liệu tâm vận động và điều hòa cảm giác cho trẻ, dạy cho trẻ biết chú ý nhìn, lắng nghe, giao tiếp bằng cử chỉ...”

Bệnh tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp sớm, sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp xã hội, phần nào giúp trẻ sau khi lớn lên có thể tự phục vụ một phần cho bản thân.

Bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang (ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) khuyến nghị, việc phát hiện sớm bệnh tự kỷ sẽ tạo điều kiện cho khả năng điều trị thành công và hòa nhập của trẻ... Hiện có 75-88% trẻ em có rối loạn tự kỷ có những dấu hiệu sớm của tình trạng này trong 2 năm đầu đời, 31-55% có biểu hiện triệu chứng trong năm đầu tiên.Tuy nhiên, đáng lo ngại là việc phát hiện tình trạng bệnh của trẻ và đưa đi điều trị thời gian qua là khá chậm, phần nhiều đã từ 3-4 tuổi.

Khu vực Hưng Yên đặc biệt trẻ tự kỷ ở khu vực Như Quỳnh, Phố Nối càng ngày càng xuất hiện nhiều. Nhận thấy được điều đó chúng tôi, mở rộng thêm cơ sở Như Quỳnh, Phố Nối tạo điều kiện cho các con học gần hơn.