Error message

  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).
  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).

Giới thiệu về trung tâm


Tự kỉ là một rối loạn ảnh hưởng đến trẻ từ lúc mới sinh hoặc từ thời thơ ấu gây nên các khó khăn về thiết lập các mối quan hệ xã hội, kĩ năng giao tiếp và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.

Trẻ tự kỉ tuổi mầm non có thể phát triển và tham gia đầy đủ vào cuộc sống gia đình và cộng đồng của mình nếu được hỗ trợ và khích lệ đúng thời điểm, đúng phương pháp, cách thức của nhà giáo dục, kết hợp với sự phối hợp tích cực của cha mẹ trẻ và người chăm sóc để trẻ có được cơ hội phát triển tốt nhất.

Việc phát hiện và can thiệp sớm tích cực cho trẻ tự kỉ từ 18 tháng đến 6 tuổi tại các cơ sở chuyên biệt có thể cải thiện nhiều kết quả về nhận thức, ngôn ngữ, tương tác xã hội, hành vi... giúp trẻ sớm đến trường hòa nhập và tham gia xã hội.

Kết quả của can thiệp sớm là tiền đề và điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của giáo dục hòa nhập cho trẻ sau này. Đồng thời, can thiệp sớm trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non sẽ quyết định liệu trẻ có thể phát huy hết tiềm năng của mình hay trẻ cần hỗ trợ của giáo dục đặc biệt suốt đời.

Thấu hiểu được khó khăn của trẻ và gia đình trẻ tự kỉ, dạy trẻ tự kỉ Hưng Yên ra đời năm 2015 nhằm mục đích: Tổ chức các hoạt động can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập nhằm hỗ trợ các nhóm trẻ: tự kỉ, chậm nói, AD/HD, KTTT và gia đình của trẻ; giúp trẻ vượt qua khó khăn, phát triển năng lực học tập và các kỹ năng tự lập cơ bản để sớm tới trường hoà nhập và tự lập trong cuộc sống.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường:Bao gồm các giáo viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng sư phạm giáo dục đặc biệt, giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học. Các giáo viên này sẽ đóng vai trò là người trực tiếp tham gia dạy các tiết cá nhân và tiết nhóm cho trẻ.

Đội ngũ chuyên gia: Chuyên gia tâm lí - giáo dục và giáo dục đặc biệt: Nhà trường hợp tácvới các chuyên gia của khoa Tâm lý giáo dục, Giáo dục mầm non và Giáo dục đặc biệt -Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các chuyên gia sẽ đánh giá sàng lọc, phát hiện tật, đánh giá sự phát triển, tư vấn cha mẹ và cùng với giáo viên lên chương trình KHGDCN cho trẻ. Ngoài ra các chuyên gia này còn có trách nhiệm tập huấn cho giáo viên và cha mẹ về kiến thức và kỹ năng dạy trẻ .

  Giáo dục chuyên biệt Hưng Yên luôn tự hào được đánh giá là một trong những cơ sở can thiệp sớm, giáo dục đặc biệt  dạy trẻ tự kỷ, dạy trẻ chậm nói có đội ngũ giàu tâm huyết, tận tâm với nghề và chuyên môn cao. Xây dựng nguồn nhân lực có chiều sâu về năng lực và đạo đức nghề nghiệp là mục tiêu hàng đầu của nhà trường, do vậy chúng tôi luôn nỗ lực để tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ – chuyên môn vững vàng, đáp ứng sự mong đợi của quý phụ huynh.

 

 

 Mục tiêu:

Mục tiêu hoạt động của Giáo dục chuyên biệt Hưng Yên là:

Tổ chức các hoạt động can thiệp sớm, GDHN nhằm hỗ trợ dạy trẻ tự kỉ,  dạy trẻ chậm nói, trẻ AD/HD, trẻ KTTT và gia đình của trẻ; giúp trẻ vượt qua khó khăn, phát triển năng lực học tập và các kỹ năng tự lập cơ bản để sớm tới trường hoà nhập.

Chức năng, nhiệm vụ

 

·        Tổ chức các hoạt động can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ: tự kỉ, chậm nói, AD/HD, KTTT.

·        Tư vấn, hướng dẫn cha mẹ trẻ tự kỉ, chậm nói, AD/HD, KTTT.

·        Hỗ trợ, đào tạo chuyên môn cho giáo viên chuyên biệt, hoà nhập.

·        Huy động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong các hoạt đoạt động hỗ trợ trẻ: tự kỉ, chậm nói AD/HD, KTTT.

 

Độ tuổi được nhận vào trường

 

·        CTS giai đoạn 1: từ 18 tháng đến 3 tuổi.

·        CTS giai đoạn 2: từ 3 đến 6 tuổi

·        Lớp tiền tiểu học – chuẩn bị cho các cháu vào lớp 1 hòa nhập.

·        Các lớp học hòa nhập/chuyên biệt cho trẻ từ 7 tuổi trở lên.

 Triết lý hành động:

-         Thời lượng giáo dục: phù hợp với từng nhóm trẻ tự kỷ

-         Chương trình, phương pháp giáo dục: phù hợp với cá nhân trẻ, khoa học         và luôn cập nhật kiến thức mới.

-         Kỳ vọng: Phát huy hết tiềm năng và sự nỗ lực của trẻ.

-         Đội ngũ chuyên gia, giáo viên: có chuyên môn sâu giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, tận tâm.

-         Quá trình giáo dục liên tục, có đánh giá và tư vấn phụ huynh.

-         Duy trì tốt sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường

-         Môi trường học tập: thân thiện, tích cực

-         Cơ sở vật chất, trang thiết bị: phong phú, phù hợp, an toàn.

Sứ mệnh

Giáo dục chuyên biệt Hưng Yên với sứ mệnh là:

a. Đảm bảo tính mục đích:Cần hướng mọi tác động chăm sóc giáo dục trẻ vào việc thực hiện mục tiêu của ngành học (phát triển 5 lĩnh vực). Nhưng để đạt được mục đích đó tránh tiến hành một cách gò ép, cần chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, cho trẻ tích cực hoạt động trong một tâm trạng thoải mái, được tôn trọng, thương yêu, phát triển hài hòa nhân cách.

b. Đảm bảo tính toàn diện: Sự phát triển của trẻ gồm các mặt: thể chất, tâm lý và xã hội. Các mặt phát triển luôn hoà quyện với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Một tác động đến trẻ thường ảnh hưởng đến nhiều mặt. Do đó, để đạt được mục tiêu của GDMN và  can thiệp sớm giáo dục, giáo viên mầm non và giáo viên giáo dục đặc biệt phải biết phối hợp các phương tiện, các phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp.
Mỗi phương tiện giáo dục, hay phương pháp giáo dục cần được sử dụng, khai thác sao cho có thể tác động đến mọi mặt phát triển của trẻ.

c. Kết hợp chặt chẽ việc chăm sóc và giáo dục trẻ: Trẻ em lớn khôn thông qua quá trình tăng trưởng và phát triển. Hai quá trình này tuy khác biệt nhau nhưng có mối quan hệ phụ thuộc nhau, tác động qua lại với nhau. Do đó, trong công tác CS - GD trẻ phải đảm bảo cân đối giữa nuôi và dạy, tránh coi nhẹ mặt nào. Một thiếu hụt về mặt nào đều có thể gây ra ành hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển luôn mang tính tổng thể của trẻ tự kỷ

d. Kết hợp chăm sóc giáo dục trong nhóm với từng trẻ một: Giáo dục trong tập thể là con đường đúng đắn nhất để hình thành nhân cách cho trẻ, nhưng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên không được thiên lệch thành "giáo dục rập khuôn", "giáo dục đồng loạt". Mặc dù mọi trẻ đều trải qua những giai đoạn phát triển như nhau nhưng mỗi trẻ lại có những đặc điểm phát triển riêng (bẩm sinh, di truyền, môi trường sống gia đình khác nhau, tốc độ và khuynh hướng phát triển khác nhau) không trẻ nào giống trẻ nào. Do đó, cần kết hợp giáo dục trong tập thể với giáo dục từng cá nhân trẻ (tiếp cận cá biệt).

e. Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình: Do những khó khăn đặc thù, trẻ rối loạn phát triển cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục. Nhà trường có nhiệm vụ CS - GD trẻ phát triển toàn diện, song không thể coi đây là nơi duy nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Hơn ai hết, bố mẹ chính là người hiểu trẻ nhất, có nhiều thời gian dành cho trẻ khi trẻ về với gia đình. Do vậy, nếu không có sự thống nhất giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì kết quả giáo dục sẽ bị hạn chế, trẻ khó tiến bộ. Gia đình và nhà trường cần thống nhất về mục tiêu, nội dung phương pháp , tạo điều kiện hình thành thói quen và các phẩm chất tốt ở trẻ tự kỷ.

f. Kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của trẻ: Vai trò chủ đạo của giáo viên: thiết kế, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, đánh giá các hoạt động của trẻ. Tạo ra môi trường giáo dục như không gian, thời gian, đồ chơi, đồ dùng dạy học, góc hoạt động, quan hệ giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ. Tính chủ động, tích cực của trẻ: ở trẻ không chỉ thụ động tiếp nhận các tác động giáo dục, trẻ có nhu cầu và năng lực tự hoạt động. Trẻ chỉ phát triển tốt khi tự mình hoạt động, tự mình khám phá môi trường xung quanh, tham gia vào các mối quan hệ đa dạng. Do đó cần "kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với tính tích cực chủ động của trẻ" để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.

g. Tổ chức cuộc sống và hành động phù hợp độ tuổi đời và tuổi phát triển của trẻ:Ở mỗi độ tuổi, trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát triển khác nhau. Ở mức độ tật và dạng tật khác nhau trẻ cũng có những khả năng tiến bộ khác nhau. Do đó, giáo viên phải biết đoán trước và đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ bằng cách tổ chức cuộc sống và hoạt động phù hợp độ tuổi. Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày,cần tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi về thời gian, nội dung, phương pháp hướng dẫn, mức độ yêu cầu.

h. Đảm bảo tính hệ thống và liên tục: Công tác chăm sóc - giáo dục trẻ bao gồm nhiều mặt, nhiều yêu cầu nên đòi hỏi quá trình tác động phải có hệ thống. Mặt khác, trẻ ở lứa tuổi mầm non rất non nớt, mọi quá trình phát triển của trẻ mới ở giai đoạn đầu, trẻ lại có đặc điểm chóng nhớ, mau quên. Do đó, việc chăm sóc giáo dục phải được tiến hành dần dần, có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp. Phải dựa vào những tri thức, kinh nghiệm sống của trẻ để tiến hành giáo dục trẻ từng bước, nâng cao dần. Giáo dục cái mới dựa trên cái cũ, cái đã được giáo dục cần được củng cố, mở rộng.

 

Dịch vụ tư vấn và can thiệp, trị liệu tâm lý của  Giáo dục chuyên biệt Hưng Yên mong muốn góp phần làm dịu nhẹ những sang chấn và rối nhiễu trong thế giới nội tâm, gây ra những trở ngại trong mối quan hệ tại gia đình và ngoài xã hội, cung cấp kiến thức và kỹ năng cho các bậc phụ huynh có con em gặp phải các tình trạng rối nhiễu tâm lý như Chậm nói, có dấu hiệu Tự kỷ, tình trạng rối loạn hiếu động – kém chú ý ( ADHD) và những sang chấn tâm lý dẫn đến trầm cảm, hung hăng ...
Các chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe – chia sẻ và hướng dẫn bằng những phương pháp can thiệp và trị liệu phù hợp giúp cho trẻ và người gặp vấn đề có thể thay đổi nhận thức, hành vi từng bước cải thiện tình trạng khó khăn của mình và khẳng định được bản thân để đạt đến thành công và niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

10. Hình thức can thiệp: Bán trú + tiết cá nhân trong và ngoài giờ

a. Lớp bán trú:Mỗi lớp 12 đến 15 trẻ x 3 cô dạy nhóm (mỗi cháu học ít nhất 50 phút cá nhân 1 cô/1 trò từ thứ 2 đến thứ 6)

LỊCH HOẠT ĐỘNG

 

THỜI GIAN

Nội dung

7h15- 7h30

Đón trẻ

7h30- 8h00

Ăn sáng

8h00- 9h00

Học tiết cá nhân và tiết nhóm

9h00- 9h15

Bữa phụ sáng

9h15- 10h45

Học tiết cá nhân và tiết nhóm

11h00-11h45

Ăn chính

11h45-14h00

Ngủ trưa

14h00- 14h30

Ăn phụ chiều

14h30-16h00

Học tiết cá nhân và tiết nhóm

16h00- 16h15

Ăn phụ chiều

16h15- 17h00

Học tiết cá nhân và tiết nhóm

b. Tiết cá nhân trong và ngoài giờ

(Khung giờ từ 7h30 đến 20h00)


Các hoạt động Tư vấn :
1. Tư vấn Tâm lý Gia đình: Tư vấn – Trị liệu các vấn đề trong các mối quan hệ về Tình yêu – Hôn Nhân và Gia đình.
2. Tư vấn Tâm Lý trẻ Em: Các Rối nhiễu tâm lý – Sức khỏe dinh dưỡng . Phát triển tâm lý – Nhân cách.
3. Tư vấn Hướng Nghiệp & Kỹ năng sống: Định hướng và lập kế hoạch nghề nghiệp cho Thanh thiếu niên.
Thường Trực : Chuyên viên Nguyễn Mạnh Ly, Chuyên viên Nguyễn Thị Nhung
Cùng với sự tham gia của Các Bác sĩ - chuyên viên- giảng viên Tư vấn giáo dục chuyên biệt Hưng Yên.
Thời gian tư vấn và can thiệp :
Từ thứ Hai  đến Thứ Sáu. Buổi sáng từ 8h00 – 11h00 

Thứ bảy: Đánh giá, nâng cao chuyện môn và kỹ năng cho phu huynh của trẻ
Buổi chiều từ 14h00 – 18h00

GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT HƯNG YÊN

Địa chỉ: Đối diện UBND xã Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên

Liên hệ cô Nhung : 0967.957.789

Liên hệ thầy Ly : 0915.655.610

Email : giaoducchuyenbiet.vn@gmail.com