Error message

  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).
  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).

Trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ

 

Biểu hiện của trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ

 

Rối loạn phát triển ngôn ngữ liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt ở trẻ em, ngôn ngữ đang phát triển liên tục. Cần xem xét sự rối loạn ngôn ngữ ở dạng nào trong hai dạng sau:

- Tổn thương ngôn ngữ bình thường đã được thiết lập từ trước (thường xảy ra ở người lớn, ở trẻ em chỉ là trường hợp ngoại lệ): Mất nói do tổn thương não trong thai kỳ ở trẻ em, chứng câm.

- Chậm, bất thường, thậm chí không phát triển ngôn ngữ (chỉ có ở trẻ em) có thể kết hợp với các rối loạn khác: Điếc, Chậm phát triển trí tuệ, bại não, tự kỷ. Hoặc rối loạn riêng biệt: Rối loạn phát âm dẫn đến vụng đọc và viết sai chính tả tổn thương não tối thiểu (Minimal brain disorder).

1. Tổn thương ngôn ngữ bình thường

1.1 Mất nói do tổn thương não trong thai kỳ ở trẻ em

- Mất nói hậu đắc ở trẻ em là sự rối loạn có tổ chức, thậm chí sư biến mất những hoạt đông tâm lí - ngôn ngữ do tổn thương não trong thai kỳ, thường xuất hiện ở tuổi đã đạt ngôn ngữ nhất định từ 10 tháng đến 2 tuổi đến 15 tuổi. Tai biến này xảy ra khi tổn thương phần giữa của bán cầu não trội: đụng giập não do chấn thương, tụ máu não, phẫu thuật khối u, một số động kinh sớm ở trẻ em...

- Dấu hiệu chủ yếu của sự giảm và trì hoãn phát triển ngôn ngữ: Trẻ có vẻ buồn, thu mình lại. Phải dùng tình cảm kích thích trẻ mới biểu hiện một số cảm xúc: ánh mắt hơi sáng lên, có cử chỉ đáp ứng, lời nói hiếm hoi và biến dạng.

- Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ ít bị ảnh hướng: Trẻ vẫn tuân theo các mệnh lệnh người lớn yêu cầu, nó chỉ được hình ảnh các thứ mà người lớn gọi tên.

- Ngôn ngữ viết (nếu trẻ đã đạt được một mức độ phát triển nhất định) bị rối loạn thường xuyên và sâu sắc: Trẻ không đọc và viết được nữa.

- Về trí tuệ bị ảnh hưởng ít nhiều, nó thoái lùi từ 6 tháng đến 2 năm. Sau đó, sự phát triển sẽ được phục hồi.Đứa trẻ càng nhỏ thì sự khôi phục lại ngôn ngữ càng tốt.Tuy nhiên, tương lai học hành của trẻ bị tổn hại, đặc biệt ngôn ngữ viết.

1.2. Chứng câm

Chứng câm là sự mất đi một ngôn ngữ đã có không do một nguyên nhân xâm kích hoặc nguyên nhân hữu cơ nào. Nó thường đi theo những rối loạn tình cảm (câm cảm xúc), hoặc sau sự nhiễu tâm thậm chí loạn tâm.

- Chứng câm cảm xúc xảy ra trong điều kiện đặc biệt: Sau cú sốc cảm xúc mạnh và bất ngờ (mất người thân, bạo lực..). Chứng câm xuất hiện đột ngột, đứa trẻ vẫn diễn đạt được bằng cử chỉ, sự nhận thức vẫn còn. Có thể có rối loạn ứng xử kèm theo sự chống đối, rối loạn giấc ngủ… và sẽ mất đi sau vài ngày, vài tuần.

- Chứng câm kéo dài tồn tại hàng tháng, hàng năm. Nó tồn tại dưới hai hình thái: Câm chọn lọc- chỉ xuất hiện trong một môi trường nào đó. Chẳng hạn trẻ chỉ câm khi xảy ra khi ở trường, xảy ra trong thời kỳ khởi cho việc học tập của trẻ 3 - 6 tuổi. Đứa trẻ thường khép nép cực độ và im lặng trước người lạ, không hung bạo, bị ức chế và phụ thuộc vào mẹ. Mức trí khôn không ảnh hưởng nhiều, nhưng trẻ bị chậm ngôn ngữ kéo dài, khỏi lại tái phát. Có thể ổn hoặc chuyển sang hình thái sau hình thái Câm hoàn toàn. Hình thái này có thể tiếp nối của hình thái trên, có thể ngay lập tức đứa trẻ bị câm hoàn toàn. Hình thái câm đột ngột thường xuất hiện ở trẻ 5 - 11 tuổi, trước đó không có khó khăn về ngôn ngữ. Chứng câm hoàn toàn xuất hiện do chấn thương về tình cảm (sự chia ly tàn bạo, quá sợ...). Hoàn cảnh xuất hiện giống chứng câm chọn lọc nhưng tiến triển tuyệt vọng, có chữa trị tâm lí hay thuốc nhưng đứa trẻ vẫn câm.

Nó có cử chỉ điệu bộ và ứng xử gần bình thường - với người thân. Trong nhiều ca, trong chứng câm đột ngột có kèm theo các rối nhiễu khác: Hành động rập khuôn, khuynh hướng cô lập, kích động lộn xộn, ám sợ và ám ảnh. Ở trẻ em, hiện nay người ta chẩn đoán do loạn tâm. Có yếu tố tâm lí - di truyền. Các nhà Phân tâm gán cho chứng câm đột ngột một ý nghĩa sinh học? Đứa trẻ bị ức chế do sợ bị thiến, nó kích dục quá mức cơ quan nói và chứng câm xuất hiện như một ức chế chức năng ngăn cấm một xung lực.

2. Chậm, bất thường, không phát triển ngôn ngữ

2.1. Rối loạn ngôn ngữ kết hợp với rối loạn khác

- Kết hợp với khiếm thính (câm - điếc), trong vòng một năm đầu, nếu đứa trẻ không nói tiếng nào cần phải đo thính lực càng sớm càng tồt. Nếu sau hai tuổi, thấy trẻ chậm hoặc bất thường trong phát triển ngôn ngữ và đặc biệt có sự rối loạn giữa việc hiểu ngôn ngữ kết hợp với diễn đạt, phải tìm hiểu sự thiếu hụt thính giác - điếc một phần ở cả hai tai. Trường hợp này trẻ có thể bị điếc một phần với cường độ âm thanh từ 40 - 50 decibel (tiếng nói thông thường của người), hoặc điếc một phần với tần số các âm (trẻ nghe tồt âm trầm, nghe kém âm cao).Cho đến 7 tuổi, ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn toàn cố định và tật điếc ảnh hướng đến ngôn ngữ của trẻ.

- Kết hợp với chậm phát triển trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có tỷ lệ thuận với chậm phát triển ngôn ngữ. Chẳng hạn một đứa trẻ 5 tuổi có tuổi trí tuệ của là 50 (3 tuổi) thì sự phát triển ngôn ngữ của nó tương đương với một đứa trẻ 2 tuổi, như vậy, chậm phát triển ngôn ngữ chỉ là sự biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ. Có hai quan niệm, theo Vưgotxki giữa sự phát triển ngôn ngữ và phát triển trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau trong mọi giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ em. Theo Piaget, không có tương quan chặt chẽ giữa mức độ tư duy và các giai đoạn phát triển ngôn ngữ.

- Kết hợp với bại não. Những hoàn cảnh khác nhau: đẻ non, tai biến sản khoa khi sanh, vàng da nặng của trẻ sơ sinh... có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và dẫn đến các dạng bại liệt khác nhau (bại não). Bại não cũng dẫn đến khó khăn vận động của cơ quan phát âm: cơ hầu, môi, lưỡi dẫn đến phát âm sai. Có khi bại não chỉ ảnh hướng đến cơ quan phát âm.

- Kết hợp với tự kỷ: ở trẻ tự kỷ hầu như luôn giảm ngôn ngữ hoặc chứng câm.

Có những trẻ tự kỷ dù có biết nói, nhưng vẫn dùng cử chỉ để diễn đạt. Hoặc có hiện tượng "bùng nổ ngôn ngữ” sớm và không tương lai. Chẳng hạn một bé trước đây chưa nói được từ ba, mẹ, đột nhiên nói ra một từ hoặc một câu phức tạp rồi sau đó im lặng trong nhiều tháng.

2.2. Những rối loạn ngôn ngữ riêng biệt

Các biểu hiện rối loạn ngôn ngữ riêng biệt từ nhẹ đến nặng:

- Chậm cấu âm

- Chậm phát âm

- Chậm nói đơn thuần

- Câm không điếc

- Cú pháp

- Hiểu ngôn ngữ

- Vụng nói

- Nói lắp

2.2.1. Chậm cấu âm

* Chậm cấu âm:

Bỏ âm cuối khi phát âm hoặc thay bằng một âm vị cùng đôi (G - K, D - T), hoặc âm cùng nhóm (d - đ, b - p).

- Đọc sai một âm vị nào đó, hoặc nguyên âm hoặc phụ âm, dù âm vị đó đứng riêng hay kết hợp thành âm tiết hoặc thành từ.

- Dị hình ở miệng (sứt môi), tổn thương thần kinh.

- Loại bỏ nguyên nhân do bại não, dẫn đến khó khăn vận động lưỡi, vòm miệng, mũi, má, môi... hoặc suy giảm thính giác.

* Nói ngọng:

- Đạt được âm vị nhưng thực hiện kém, do sai vận động, chưa thuần thục trong những lần phát âm đầu tiên, sau đó thành thói quen đã ngăn cản trẻ tự sửa.

- Một số trẻ có thói quen mút ngón tay cái và bị khó nuốt, hoặc lưỡi ngắn, vận động không đối xứng, khớp răng lộn xộn, răng cửa lệch hoặc hở.

- Khả năng nhận biết tinh tế các âm của ngôn ngữ kém.

- Yếu tố tâm lí - cảm xúc.

2.2.2. Chậm phát âm

- Chậm phát âm có liên quan đến sự khó khăn của trẻ khi cần kết hợp các âm vị thành âm tiết, rồi những âm tiết thành từ.

- Trẻ phát âm đúng các từ đơn giản đến các từ phức tạp thường diễn ra trong vài ba năm, nếu sau 3 năm trẻ vẫn chưa nhắc lại được các âm chuẩn, thì có thể nói trẻ đã bị chậm phát âm một năm so với tuổi của trẻ.

- Hội chứng chậm phát âm thường hay gặp ở trẻ là bỏ âm cuối, đơn giản hóa các âm vị phức tạp. Hoặc liên quan đến yếu tố cảm xúc (chưa thành thục, ứng xử trẻ con, hiện tượng ngôn ngữ tự trị của trẻ được người lớn duy trì).

- Chậm cấu âm và chậm phát âm ít có nguy cơ đặc biệt đến khả năng đọc của trẻ sau này, nếu được can thiệp kịp thời, trẻ vẫn đi học được.

2.2.3. Chậm nói đơn thuần:

Chậm nói đơn thuần riêng biệt không làm chậm khôn. Có thể biểu hiện các triệu chứng sau:

- Không rối loạn mặt hiểu ngôn ngữ

- Chậm cấu âm và chậm phát âm nhẹ hoặc có thể không có

- Chậm nắm được cấu trúc ngữ pháp khá rõ

- Khó khăn khi phải nhắc lại các từ dài và các câu dài

- Ngôn ngữ nói tiến bộ sau 7 - 8 tuổi nếu được chỉnh âm, tuy nhiên có để lại di chứng: Vốn từ và khả năng ngữ pháp hạn chế.

- Ngôn ngữ viết có rối loạn nhẹ về ngữ pháp

- Có thể khó đọc

2.2.4. Vụng nói

- Vụng nói là hình thái lớn của chậm ngôn ngữ, thường biểu hiện chậm phát âm và có rối loạn hiểu. Chậm nói có triệu chứng sau:

- Khó khăn khi đọc mức độ trung bình và nặng

- Thiểu năng ngôn ngữ nói kéo dài hoặc vĩnh viễn: Tự nói và nói dại (lời nói vô nghĩa)

- Ảnh hướng đến việc học của trẻ vì không nắm được khái niệm

- Ảnh hưởng đến giao tiếp và quan hệ xã hội cũng như việc học nghề sau này của trẻ.Trẻ chỉ có thể học được nghề thủ công cụ thể.

2.2.5. Câm không điếc

Trái với câm - điếc (câm ở người điếc), câm không điếc là câm ở một người nghe được (không có ngôn ngữ hoặc gần như không), hiện tượng này khá nặng và thường kéo dài đến tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành.

Câm không điếc không phải do suy giảm thính giác, không do chậm phát triển trí tuệ và không do rối loạn nhân cách. Nhưng rất khó trị liệu.Di chứng thường làm trẻ khó hoặc không đọc được, thính giác còn nhưng khả năng phân biệt âm thanh và tiếng động rất kém.

2.2.6. Nói lắp

- Nói lắp là một dạng rối loạn chức năng diễn đạt lời nói ảnh hướng lưu lượng và nhịp điệu nói.

- Nói lắp liên quan đến sự có mặt của người đối thoại - Một rối loạn giao tiếp bằng lời.

* Triệu chứng:

- Theo kinh điển, cần phân biệt hai hình thái nói lắp:

+ Nói lắp co giật, đặc trưng bởi sự lặp lại co thắt một âm tiết (thường là đầu một câu hoặc đầu một từ).

+ Nói lắp co cứng, thể hiện bằng sự hãm hơi làm cản trở sự phát âm lúc ban đầu hoặc làm ngắt quãng sự phát âm đó.

Hai hình thái này trên thực tế có thể kết hợp với nhau và theo cách khác nhau ở cùng một đứa trẻ, đồng thời hoặc kế tiếp nhau gọi là hình thái co cứng - co giật.

Có thể có hình thái khác khác hiếm hơn do ức chế làm co thắt thanh quản.

- Chứng nói lắp có thể nặng, nhẹ đi khi cảm xúc thay đổi, khi hát, kể chuyện, khi không có người đối thoại trẻ nói một mình, khi căng thẳng thần kinh, khi có vấn đề về học tập.

- Nói lắp có thể đi kèm đồng vận (vận động không theo ý và đôi khi đi kèm các động tác cố gắng: cử động đầu, tay chân, thân mình, nét mặt, điệu bộ).

- Nói lắp có thể kèm theo thở bất thường khi bắt đầu nói (thở mạnh hoặc ngừng thở khi nghe một câu hỏi).

- Đôi khi nói lắp đi kèm rối loạn vận mạnh (ra mồ hôi, đỏ mặt, tái mặt ở những trẻ nói lắp trong khi cấu âm.

* Nguyên nhân:

- Khoảng 1% dân số, bé trai nhiều hơn (4 trai và 1 gái). Xuất hiện trong khoảng 3 - 5 tuổi.Khoảng 30% các ca 5 - 6 tuổi (trùng hợp với thời điểm đi học).Không mất đi sau 6 tháng.80% các trường hợp khỏi.

- Liên quan đến tiền sử gia đình (có người nói lắp, cặp sinh đôi càng dễ lây nhau (tần suất nghiên cứu 27/28 trường hợp so với trẻ không sinh đôi l/30)

- Liên quan đến tâm lí (cường độ các rối loạn trạng thái tâm lí: một chấn thương tình cảm, một cảm xúc mạnh hoặc cơn sợ hãi dữ dội, những đảo lộn nghiêm trọng trong gia đình, rối loạn quan hệ mẹ con, sự nhiễu tâm).

- Liên quan đến thần kinh (căng thẳng)

- Liên quan đến sinh lí (căng thẳng co thắt hoặc tăng trương lực cơ).

- Vai trò của người thân trong việc làm mất đi hoặc kéo dài (sự đòi hỏi quá mức của bố mẹ khi trẻ bắt đầu tập nói, sự lo lắng quá mức và sự can thiệp không đúng lúc trước những biểu hiện nói lắp đầu tiên ở trẻ.

- Ở trường tiểu học khi người lớn áp đặt cách nói bắt buộc làm trẻ nói lắp nặng thêm.

            - Một số ca nói lắp xuất hiện khi sự chăm chữa chỉnh âm quá khắc nghiệt đối với những trẻ chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ.