Error message

  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).
  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).

Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ

Định nghĩa

Chậm phát triển tâm thần - Chậm phát triển trí tuệ bao gồm một nhóm bệnh lý không thuần nhất khởi phát ở tuổi trẻ em, có bệnh cảnh lâm sàng cơ bản giống nhau nhưng bệnh căn và bệnh sinh rất khác nhau.

Các nét lâm sàng đặc trưng là các kỹ năng phát triển trí tuệ, nhận thức, lời nói, vận động và năng lực xã hội kém hay ngừng phát triển.

Ngoài ra, có tất cả các rối loạn tâm thần khác kết hợp như rối loạn cảm xúc, ý chí, vận động... Tỷ lệ các rối loạn tâm thần khác trong dân số chậm phát triển tâm thần gấp 3 đến 4 lần tỷ lệ rối loạn tâm thần trong toàn dân.

Các rối loạn thể chất, thần kinh, sinh hoá và nội tiết thường kết hợp.

Chậm phát triển trí tuệ là một trạng thái tương đối ổn định, không phải là một quá trình bệnh tiến triển ngày càng nặng.

Ở mức độ nhẹ, trí tuệ vẫn phát triển một chừng mực nào đó, hành vi thích ứng tương đối kém, nhưng trong một môi trường nâng đỡ tốt, bệnh nhân có thể hoà nhập tương đối khả quan.

Dịch tễ học

Các tỷ lệ được báo cáo khác nhau do áp dụng các định nghĩa khác nhau, phương pháp chẩn đoán và chọn mẫu nghiên cứu khác nhau. Tỷ lệ mắc thời điểm ước tính khoảng 1% dân số, mức độ nặng và trầm trọng thường phát hiện trước tuổi đi học có tỷ lệ 0,3% đến 0,6%; mức độ nhẹ thường phát hiện ở độ tuổi đi học, có tỷ lệ 1,5% đến 5,5% (D.Marcelli); tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 10-14. Nam có tỷ lệ gấp 1,5 lần so với nữ. Theo Robert Desjarlais, tỷ lệ mắc CPTTT nặng ở các nước phương tây là 3 -5 phần nghìn dân số trẻ em. Tỷ lệ mắc chung ở các nước thu nhập thấp gấp 2-8 lần tỷ lệ của các nước công nghiệp phát triển. Ở Việt Nam, tỷ lệ CPTTT là 0,49% (Đinh Đăng Hoè và ctv, Gia Sàng, dân số 8965, chủ yếu thể nặng và vừa); là 0,54% (Nguyễn Đăng Dung, Trần Văn Cường, Nguyễn Văn Siêm, hai xã Quất Động và Tự Nhiên, dân số 13.366, tháng 1/1999).

Phân loại

Có 2 cách phân loại: theo mức độ nặng nhẹ và theo nguyên nhân. Dưới đây là các loại chậm phát triển trí tuệ theo mức độ.

(1) Chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ.

Về nhận thức, người bệnh không thể hình thành các khái niệm trừu tượng phức tạp, chỉ nhận biết bề ngoài của sự vật, cố tư duy mô tả cụ thể, không có tư duy so sánh, khái quát hoá, phân tích và tổng hợp,

Về ngôn ngữ, vốn từ có

Về học tập, có thể học tập ở một trường riêng, thường khó tiếp thu, có người học đến lớp 4 nhưng thường phải lưu ban; có thể học và làm một số việc chân tay hay nửa nghề nghiệp và các kỹ năng xã hội để sống độc lập, tự chăm sóc, thậm chí có thể lập gia đình. Tuy nhiên họ vẫn cần sự giám sát, hướng dẫn và trợ giúp khi gặp các hoàn cảnh gây stress xã hội và kinh tế.

Nhóm này chiếm 85% số người chậm phát triển tâm thần và được xếp vào nhóm có thể theo học tại các trường của Bộ Giáo dục (educable group). 10% số bệnh nhân CPTTT mức độ nhẹ, có thể được đào tạo (trainable group) trong các trường dạy nghề, có thể đi du lịch ở những nơi quen thuộc.

(2) Chậm phát triển trí tuệ mức độ vừa

Về nhận thức, hình thành được các biểu tượng (hình ảnh ghi nhớ trong não) nhưng khó hình thành khái niệm, khó hiểu cái mới.

Về ngôn ngữ, chậm biết nói, chậm nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ, vốn từ ít, thường nói ngọng, nói các câu ngắn và nối lặp đi lặp lại.

Về học tập, một số người có thể học tại các trường riêng, học đọc, học viết, học tính đơn giản đến lớp 1 hay lớp 2, nhưng thường phải lưu ban. Đến tuổi thanh thiếu niên, khó nhận thức các quy ước xã hội trong quan hệ với trẻ em cùng độ tuổi. Đến tuổi trưởng thành, có thể học các công việc không kỹ năng hay nửa kỹ năng, có thể tự chăm sóc bản thân làm được một số việc đơn giản, lao động phụ, nhưng ít khả năng sống tự lập hoàn toàn, cần được giám sát, hướng dẫn và trợ giúp mới có thể thích ứng với cuộc sống cộng đồng. Họ dễ bị ám thị, vì vậy nếu bị bọn người xấu lợi dụng, sai khiến thì có thể gây hậu quả tai hại.

Phần lớn bệnh nhân của nhóm này có nguyên nhân thực tổn, có biểu hiện tự kỷ không điển hình, có cơn động kinh, các khuyết tật thần kinh và cơ thể.

Về hành vi, có những người linh lợi, hoạt bát, cũng có những người lờ đờ, bàng quan.

Về tính nết, có những người hiền lành, niềm nở, dễ gần; có những người ngang bướng, có thể có cơn xung động, tấn công độc ác.

Mức độ chậm phát triển tâm thần và thương số trí tuệ IQ tương đương theo DSM - IV và ICD-10

Mức độ CPTTT

IQ theo DSM-IV

IQ theo ICD-10

Chú thích

Nhẹ

50 -55 đến 70

50-69

 

Vừa

35 - 40 đến 50 – 55

35-49

 

Nặng

20 - 25 đến 35 – 40

(tỷ lệ mắc 3% - 4%)

20-34

 

Trầm trọng

Dưới 20 hay 25

(tỷ lệ mắc 1% - 2%)

Dưới 20

 

(3) Chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng và trầm trọng

Nhóm này thường có nhiều thiếu sót rất nặng về tâm thần và cơ thể.

Mức độ nặng có thể có biểu tượng đơn giản: ghi nhớ được một vài kinh nghiệm như biết tránh đụng vào lửa, vào nước nóng, biết với người chăm sóc mình, tập luyện được một số thói quen tự chăm sóc sơ đẳng.

Mức độ trầm trọng hầu như không có nhận thức, trẻ em không phản ứng với xung quan, cả với tiếng động lớn, ánh sáng chói, nóng lạnh, cái gì trong tầm tay cũng cầm cho vào miệng, cảm giác giảm, thậm chí mất (bị kim châm không biết đau) không biết tự mặc quần áo, không biết cầm thìa xúc cơm. Về xúc cảm, không biết buồn, vui mừng thích hợp với hoàn cảnh, có khi độc ác, tự cào cấu, cắn xé, xoắn vặn tóc mình hay tấn công người khác, về vận động, phát triển rất chậm, có khi không đi được, phải dìu hay thậm chí phải bồng, có khi có các vận động thô sơ, vụng về. Một số có các động tác định hình và lặp lại như đưa đi đưa lại hàm dưới, lắc lư thân mình, gật đầu đơn điệu, giậm chân tại chỗ.

Hầu hết bệnh nhân của nhóm này thường có căn nguyên thực tổn, có các thiếu sót trầm trọng về thần kinh và cơ thể, như mù, điếc, các cơn động kinh hay không thể vận động được. Một số trường hợp có rối loạn tự kỷ như thu mình khép kín, không tiếp xúc với xung quanh.

Các khuyết tật thể chất thường gặp là:

- Các bất thường của sọ não (chứng đầu to, chứng đầu nhỏ, chứng đầu hình tháp);

- Dị dạng của mặt, sứt môi, răng khểnh, sứt hàm, sứt vòm miệng, tổn thương mắt;

- Thân hình rất lớn hoặc rất nhỏ; béo phì, giảm năng hoặc tăng năng sinh dục; tật sáu ngón, tật dính ngón, dị tật nội tạng.

Các rối loạn thần kinh rất đa dạng:

- Rối loạn tuần hoàn dịch não tuỷ (tràn dịch não), liệt dây thần kinh sọ não (sụp mi, rung giật nhãn cầu, lác mắt, rối loạn thính giác, rối loạn thị giác, liệt mặt);

- Các rối loạn về vận động (mất phối hợp vận động, liệt), về cảm giác, biến đổi phản xạ gân, xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý (dấu hiệu Hoffmann, dấu hiệu Babinski...).

 

Các bất thường ở não có thể là rối loạn về khối lượng và cấu trúc não, các vùng não không cân xứng, hồi não teo nhỏ hoặc biến mất, hồi não phình to, ranh giới chất trắng và chất xám bất thường; mất thể chai, biến đổi thần kinh đệm, rối loạn kiến tạo vỏ não, chứng lỗ não bẩm sinh (phát sinh các hốc có kích thước và vị trí khác nhau ở trong não).