Error message

  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).
  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).

Nguyên nhân trẻ mắc phải tự kỷ

Ngày nay số trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng cao nên cha mẹ lo lắng rất nhiều. Bệnh ngày càng phổ biến hơn nhưng do phụ huynh thiếu kiến thức khiến việc phòng tránh và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng rất mong manh. Vậy những nguyên nhân trẻ bị tự kỷ thường phát sinh từ đâu?

Theo các nhà nghiên cứu, không có một nguyên nhân duy nhất gây ra tự kỷ và không có một kiểu tự kỷ duy nhất. Người ta thống kê thấy được một số nguyên nhân chính gây ra căn bệnh trên gồm có:

Một số thay đổi hiếm hoặc biến dị trong gen được chứng minh là liên quan đến tự kỷ.Trong hầu hết trường hợp, tự kỷ có vẻ là sự kết hợp của các gen  nguyên nhân trẻ bị tự kỷ và các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên sự phát triển sớm của não bộ.

Một số yếu tố nguy cơ tăng cao khả năng sinh con tự kỷ như tuổi của bố mẹ lúc sinh con, mẹ ốm đau lúc mang thai, khó khăn trong sinh nở như bị ngạt. Ngoài ra, theo kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi, việc bố mẹ khó có con, phải chờ đợi lâu hoặc dùng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, sinh non, bố hoặc mẹ có những vấn đề về tâm lý, tâm thần, tính cách… cũng tăng nguy cơ con bị tự kỷ.

Nguyên nhân trẻ tự kỷ được thống kê dựa trên các ca bệnh thực tế

  • Di truyền: có đến 90% trẻ mắc bệnh là do di truyền. Nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh tự kỷ thì con cháu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Người mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai: nếu mẹ mắc các bệnh sởi, cúm sẽ có thể ảnh hưởng đến trẻ. Khi đó có nguy cơ khiến thai bị dị dạng và khả năng mắc bệnh tự kỷ có thể xảy ra.
  • Đái tháo đường ở thai phụ cũng là nguyên nhân khiến trẻ sinh ra có thể mắc bệnh tự kỷ.
  • Các phụ nữ khi có thai không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Uống các loại thuốc an thân, viêm dạ dày, tá tràng… đều khiến thai nhi có tỷ lệ tự kỷ cao.
  • Nếu trong 8 tuần đầu trong thời kì mang thai phụ nữ sống gần nơi ruộng đồng hay nông trại dùng nhiều thuốc trừ sâu, hít phải thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thì nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cũng tăng lên so với môi trường trong lành sạch sẽ.
  • Thai phụ căng thẳng  mệt mỏi stress cũng chính là nguyên nhân dễ sinh ra trẻ tự kỷ
  • Trẻ thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hay nghe nhạc u sầu cũng dễ mắc bệnh tự kỷ

 

  • Những rối loạn thường đi kèm sau khi trẻ mắc bệnh tự kỷ

    Một số rối loạn trong hành động và nhận thức ở trẻ khi mắc bệnh tự kỷ

    • 30%-40% trẻ tự kỷ bị động kinh
    • Không biết chơi giả vờ, tưởng tượng (gọi điện thoại giả vờ, chơi đóng vai cô dâu chú rể…)
    • Không biết chơi đồ chơi đúng cách (quay bánh xe ôtô thay vì đẩy đi đẩy lại)
    • Không thể hoặc rất khó khăn trong bắt chước
    • Rất khó tiếp thu được một kỹ năng và thường quên nếu không được nhắc lại
    • Khó khăn giấc ngủ: khó vào giấc, ngủ không sâu, ít ngủ, thức nửa đêm…
    • Khuyết tật trí tuệ/tâm thần: từ 25 đến 75%
    • Các phản ứng kỳ lạ đối với các kích thích vật lý (cơ thể), ví dụ như ngửi hay sờ
    • Ăn uống bất thường: chỉ thích món nào đó hoặc từ chối ăn một số món
    • Phản ứng cảm xúc bất thường, ví dụ vừa hờn giận xong rồi lại ngồi cười khanh khách.
    • Tự gây tổn thương, ví dụ cắn tay chân.
    • Có thể có khả năng đặc biệt (rất hiếm và thường ít có ích): ví dụ có thể nhớ được tất cả mọi con số xuất hiện trên bảng thông tin hay tờ giấy dày đặc.

    Hy vọng sau khi biết rõ các  nguyên nhân trẻ bị tự kỷ cha mẹ có thể phòng tránh và hạn chế nguy cơ dễ dẫn đến căn bệnh này cho trẻ.