Error message

  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).
  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).

Hướng dẫn cha mẹ can thiệp sớm cho con

KẾ HOẠCH TẬP HUẤN

“HƯỚNG DẪN CHA MẸ CAN THIỆP SỚM CHO CON”

 

Thời lượng: 04 buổi, mỗi buổi 3 tiếng.

-         

Tập huấn tiến hành mỗi tuần 01 buổi để phụ huynh có thời gian chuẩn bị bài tập và các thông tin cần thiết theo từng buổi (nêu trong kế hoạch từng buổi)

-         

Với nhóm phụ huynh ở tỉnh xa, tập huấn có thể tổ chức thành 02 ngày liên tục (gồm 4 buổi sáng – chiều). Khi đó tài liệu cần được gửi trước bao gồm:

Tài liệu hướng dẫn cha mẹ - phụ huynh đọc trước phần tự lượng giá cho con

 

Phiếu thu thập thông tin ban đầu – phụ huynh điền phiếu và gửi về trước buổi 1

Phiếu lượng giá theo chương trình can thiệp sớm (teacch, hành vi ở trường) – phụ huynh thực hành điền phiếu đánh giá theo mã quy ước trong tài liệu hướng dẫn.

Tài liệu: Can thiệp trẻ tự kỷ (chương trình can thiệp sớm teach – nguồn từ trang tretuky.com) – phụ huynh tìm đọc các mục dự định kiểm tra cho con để hiểu đúng cách làm và ghi kết quả.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm giáo dục chuyên biệt hưng yên

Mục tiêu: Giúp cha mẹ có thể:

1.     

Đánh giá cụ thể những điểm mạnh và những khó khăn hiện tại con đang gặp một cách toàn diện các mặt phát triển: vận động thô, vận động tinh, nhận thức – trí tuệ, giao tiếp – ngôn ngữ, tình cảm xã hội, khả năng tự phục vụ, đặc điểm tính cách cũng như các vấn đề về hành vi nếu có.

2.     

Thảo luận và xây dựng chương trình can thiệp cá nhân bao gồm các mục tiêu cụ thể, các chiến lược thực tế, các dự kiến về người can thiệp, địa điểm can thiệp và thời gian tiến hành can thiệp cho con.

3.     

Thực hiện kế hoạch can thiệp cá nhân và ghi lại kết quả đạt được ở con.

4.     

Thảo luận và điều chỉnh chương trình can thiệp đảm bảo phù hợp với cá nhân con và tiếp tục thực hiện kế hoạch.

 

Kế hoạch từng buổi

Buổi số

Nội dung

Mục tiêu

1

Cha mẹ nên làm gì để can thiệp cho con?

 

Chẩn đoán xác định vấn đề và mức độ của vấn đề mà con gặp 

Sau buổi số 1, cha mẹ có thể:

-         

Hiểu CTS là gì? CTS có ý nghĩa như thế nào?

-         

Hiểu về các mặt phát triển của con trong lứa tuổi CTS 

-         

Có thông tin tổng quát về một số chương trình CTS

-         

Được cung cấp bảng lượng giá dựa theo chương trình CTS

-         

Được hướng dẫn cách tiến hành lượng giá khả năng hiện tại của con dựa theo chương trình CTS

-         

Thực hiện lượng giá và báo cáo kết quả (mẫu hồ sơ can thiệp)

2

Bước 2: Lập kế hoạch dạy con

Sau buổi này, cha mẹ có thể:

-         

Đặt được mục tiêu phù hợp với khả năng hiện tại của con dựa trên kết quả lượng giá theo chương trình của buổi 1.

-         

Biết cách phân tích mục tiêu thành các nhiệm vụ cụ thể, chia nhỏ từng bước

-         

Lập một kế hoạch can thiệp cho con với các hoạt động cụ thể trong các lĩnh vực phát triển

-         

Thực hành trình bày vào sổ theo dõi hoặc mẫu phiếu trong hồ sơ can thiệp cá nhân.

3

Bước 3: Tiến hành can thiệp

Sau buổi này, cha mẹ có thể:

-         

Biết và có kế hoạch xây dựng cấu trúc giờ dạy cá nhân tại nhà

-         

Biết và thực hành các bước trợ giúp để con có thể tự thực hiện từng bước trong các mục tiêu đã đề ra ở buổi 2.

4

Bước 4: Xem xét và điều chỉnh kế hoạch can thiệp

-         

Thực hành ghi lại kết quả, hoàn thiện bước đầu của bản kế hoạch can thiệp cá nhân

-         

Điều chỉnh và khai thác chương trình CTS đã chọn

-         

Thảo luận và giải đáp

 

CHA MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ CHUẨN BỊ CAN THIỆP CHO CON ?

Can thiệp sớm là gì?

     Can thiệp sớm là việc áp dụng bất kỳ một hình thức hỗ trợ hoặc loại dịch vụ dành cho con của quý vị, dành cho chính quý vị và những người thân,  cho môi trường cộng đồng để giúp cho sự phát triển và hòa nhập của con. Nếu con trong độ tuổi 0 – 6 gặp các vấn đề khó khăn, chậm trễ trong phát triển hoặc có tình trạng khuyết tật đều cần được can thiệp sớm. Nếu con trên 6 tuổi thì sẽ cần có các chương trình hỗ trợ giáo dục đặc biệt, hướng nghiệp và học nghề phù hợp.

     Can thiệp sớm giáo dục đặc biệt bao gồm toàn bộ quá trình phát hiện, chẩn đoán sớm cho đến lúc hướng dẫn con, cha mẹ của con và gia đình các kỹ năng cần thiết trong quá trình chăm sóc, giáo dục và phát triển của con.

     Người làm can thiệp sớm phải chú trọng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con chứ không chỉ là vấn đề mà con gặp phải. Các hoạt động can thiệp cho con đồng thời cần phải được hướng dẫn để cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có thể làm được cùng với con.

 

Can thiệp sớm hướng đến những mục tiêu nào ?

Các hướng dẫn giáo dục sớm cho bé trong bối cảnh gia đình nhằm

 

Giúp bé và phụ huynh, gia đình sớm vượt qua những khó khăn ban đầu về thông tin, định hướng can thiệp và những vấn đề tâm lý có liên quan.

 

Phát triển sự khỏe mạnh trong cuộc sống hàng ngày của bé, của cha mẹ và của các thành viên trong gia đình.

-        

Phát triển hết tiềm khả năng học tập và tự phục vụ ở bé

-        

Giúp bé có cuộc sống càng bình thườncg càng tốt để trở thành một thành viên của cộng đồng

-          Chú trọng nhiều đến quan hệ, tìnhgiữa người chăm sóc (cha mẹ, thành viên khác trong gia đình, giáo viên mầm non) và bé chứ không chỉ là bản thân bé

 

Những địa chỉ gia đình cần biết khi có những lo lắng về sự phát triển của con

- Các trung tâm y tế xã, huyện

- Các khoa phục hồi chức năng, khoa tâm lý các bệnh viện tuyến Tỉnh và Thành phố

- Các trường mầm non gần nơi bé sinh sống nhất

- Các trung tâm hỗ trợ Giáo dục hòa nhập cấp Huyện hoặc cấp Tỉnh.

 

Một số việc gia đình cần làm cho con:

·       

Hãy bắt đầu can thiệp càng sớm càng, càng tốt.

·       

Mọi thành viên trong gia đình đều cần tham gia giúp đỡ, hỗ trợ bé trong mọi hoạt động

·       

Xác định những điều kiện, khả năng của gia đình có thể đáp ứng để giúp con khắc phục những khó khăn và phát triển tốt hơn

·       

Tạo mọi điều kiện, thời gian có thể để chăm sóc - hỗ trợ bé trong sinh hoạt hàng ngày

·       

Phân công trách nhiệm cho mọi thành viên

·       

Cho bé cơ hội tự làm những việc của bé, hạn chế làm thay, làm hộ bé

·       

Lập kế hoạch, lựa chọn những bài tập cụ thể để can thiệp cho con

·       

Kiên trì thực hiện đúng kế hoạch

·       

Tích cực hợp tác với các chuyên gia: chia sẻ những tiến bộ của con, những khó khăn khi thực hiện và cùng thảo luận cách khắc phục

·       

Dành mọi tình yêu thương, thời gian, lòng nhiệt và hy vọngvào khả năng và sự phát triển của bé

 

Khi nào con tôi cần được can thiệp sớm ?

     Ngay khi cha mẹ có những băn khoăn, lo lắng về sự phát triển của con hoặc một tình trạng khác thường nào đó cha mẹ cần đưa con đi thăm khám bởi các bác sĩ Nhi hoặc các nhà chuyên môn. Nếu sau thăm khám có sự chẩn đoán từ nhà chuyên môn về vấn đề cụ thể mà con đang gặp phải thì sẽ cần tiến hành các hoạt động can thiệp sớm cho con .

 

Các hoạt động can thiệp sớm sẽ gồm các bước nào?

Can thiệp sớm cần được tuân thủ theo trình tự các bước như sau:

5.    

Chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ của vấn đề con gặp phải.

6.    

Đánh giá cụ thể những điểm mạnh và những khó khăn hiện tại con đang gặp một cách toàn diện các mặt phát triển: vận động thô, vận động tinh, nhận thức – trí tuệ, giao tiếp – ngôn ngữ, tình cảm xã hội, khả năng tự phục vụ, đặc điểm tính cách cũng như các vấn đề về hành vi nếu có.

7.    

Thảo luận và xây dựng chương trình can thiệp cá nhân bao gồm các mục tiêu cụ thể, các chiến lược thực tế, các dự kiến về người can thiệp, địa điểm can thiệp và thời gian tiến hành can thiệp cho con.

8.    

Thực hiện kế hoạch can thiệp cá nhân và ghi lại kết quả đạt được ở con.

9.    

Thảo luận và điều chỉnh chương trình can thiệp đảm bảo phù hợp với cá nhân con và tiếp tục thực hiện kế hoạch.

Việc lập kế hoạch – thực hiện kế hoạch – đánh giá lại để điều chỉnh là một chu trình liên tục, thường xuyên để đảm bảo cập nhật chính xác những thay đổi của con và sự phù hợp của một chương trình can thiệp sớm.

 

Con cần có những hoạt động can thiệp sớm nào?

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bé, nhà chuyên môn sẽ tư vấn các dịch vụ can thiệp hỗ trợ cần thiết và phù hợp với bé cũng như với gia đình của bé.

Can thiệp về mặt y tế

     Bao gồm chăm sóc sức khoẻ toàn diện, chữa bệnh, chăm sóc thính học, thị lực, phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, ngôn ngữ trị liệu, chỉnh âm, trị liệu về cảm giác, tư vấn và hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, tập luyện và giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhu cầu của con…

Can thiệp về mặt giáo dục:


Can thiệp về mặt xã hội

Các chính sách hỗ trợ TKT và gia đình như chế độ bảo hiểm, chính sách trong khám chữa bệnh, trong hỗ trợ giáo dục hòa nhập, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình và hướng nghiệp, hòa nhập xã hội

     Các dịch vụ can thiệp sớm phải chú trọng đến mối quan hệ và sự tương tác qua lại giữa người chăm sóc (bố, mẹ, thành viên trong gia đình, cô giáo...) với bé.

     Với bất kỳ bé nào thì gia đình,  giáo viên, bạn bè, trường lớp là môi trường gần nhất. Bé có cơ hội phát triển tốt nhất khi môi trường đó dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu giáo dục của các em. Bởi vậy, các dịch vụ can thiệp sớm phải chú trọng đến bản thân bé, cha mẹ của bé, các thành viên trong gia đình và những người xung quanh hàng ngày tiếp xúc với bé (bé con hàng xóm láng giềng, chúng ta bè cùng học, cô giáo...) nhằm nâng cao khả năng và chất lượng tương tác qua lại.

 

Con của tôi ở nhóm tuổi nào thì có thể tiến hành can thiệp sớm?

Nhóm từ 0 – 3 tuổi:

     Các hoạt động can thiệp sớm tập trung vào vai trò của cha mẹ như hỗ trợ ổn định tâm lý, tư vấn, hướng dẫn các cách thức chăm sóc, tập luyện phục hồi chức năng, các biện pháp dạy bé

 

Nhóm từ 3 – 6 tuổi:

     Các hoạt động can thiệp sớm tập trung vào từng cá nhân bé, bao gồm sự phối hợp của nhiều thành viên như cha mẹ, bảo mẫu, người chăm sóc, các giáo viên của bé ở trường mầm non, các kỹ thuật viên phục hồi chức năng, giáo viên giáo dục đặc biệt và các nhà trị liệu khác tùy thuộc nhu cầu của cá nhân từng bé.

Nhóm từ 6 tuổi trở lên

     Các hoạt động can thiệp sớm được duy trì và mở rộng, các hình thức hỗ trợ phù hợp khả năng và nhu cầu của bé. Chú trọng đến khả năng hòa nhập trường học và hòa nhập cộng đồng cho bé.

 

Can thiệp sớm có ý nghĩa như thế nào đối với con của tôi và gia đình tôi?

Đối với con cuả quý vị

     Can thiệp sớm có thể ngăn ngừa được những nhân tố nguy hiểm tới em bé hay những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển một mặt nào đó hoặc rối loạn chức năng ở con của quý vị (như nhận thức, vận động, khả năng giao tiếp, ngôn ngữ...). Điều này có thể đạt được bằng cách giúp cho con của quý vị có được sự kích thích, thích ứng và các tác động qua lại một cách đúng đắn với môi trường xung quanh ở ngay giai đoạn đầu trong sự phát triển của bé.

     Can thiệp sớm đồng thời thể hiện chức năng chữa bệnh vì có thể giúp cho con của quý vị theo kịp mức độ phát triển thông thường hoặc có thể ngăn cản mức độ trì trệ không trở nên trầm trọng hơn.

     Can thiệp sớm còn giúp bé phát huy được những khả năng, thế mạnh riêng của mình. Đây là yếu tổ tích cực trợ giúp cho sự phát triển toàn diện của cá nhân từng em bé.

 

Đối với quý vị - người làm cha mẹ/người chăm sóc

     Can thiệp sớm sẽ lôi cuốn cha mẹ cùng tham gia vào quá trình can thiệp cho con nên quý vị có thể tự phát hiện ra khả năng và năng lực của chính mình và về khả năng xử lí, hướng dẫn và can thiệp trong khi chăm sóc con. Can thiệp sớm giúp cho quý vị có được trạng thái cân bằng về mặt tình cảm và tránh được một số công việc chăm sóc con không cần thiết như bảo bọc hoặc nuông chiều quá mức, giúp con trở nên độc lập và có nhiều cơ hội phát triển năng lực của bản thân. Điều này cũng góp phần quan trọng vào quá trình cha mẹ có thể dễ dàng chấp nhận hơn khi có con bị khuyết tật, giảm bớt, giảm dần tình trạng mất niềm tin, tuyệt vọng của cha mẹ về tình trạng và khả năng của con mình.

Đối với gia đình của quý vị

     Can thiệp sớm giúp cho mọi người trong gia đình như ông, bà, cô, dì, chú, bác, … tự biết điều chỉnh cách giao tiếp, ứng xử và trợ giúp phù hợp với bé.

     Can thiệp sớm giúp cho gia đình giảm bớt những gánh nặng bởi cha mẹ và những người chăm sóc bé được hướng dẫn ngay từ đầu những cách thức xử lí tất cả những vấn đề mà con gặp khó khăn.

 

Đối với cộng đồng  xã hội

     Can thiệp sớm làm cho xã hội nhận biết được thực tế là trong xã hội còn có những bé bị thiệt thòi, bé khuyết tật cũng là một bộ phận của cộng đồng và bé có quyền được giúp đỡ.

     Xã hội cần phải có những cam kết và hành động thiết thực để tham gia vào quá trình CTS nhằm hỗ trợ tối đa cho bé và gia đình.

     CTS sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội nếu xét trên quan điểm nhân văn và kinh tế.Một xã hội văn minh là một xã hội không có rào cản để người khuyết tật hòa nhập hoàn toàn vào đời sống xã hội và đóng góp công sức, trí tuệ của mình cho sự phát triển của xã hội.

Các hoạt động can thiệp sớm cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?

Đảm bảo bé được học các kĩ năng mà bé bình thường học và sử dụng

     Con của quý vị là một thành viên của gia đình và cộng đồng, vì vậy bé phải học những kỹ năng mà những bé em khác học và sử dụng để đạt được sự tự lập tối đa. Con càng học được nhiều thì càng có thể tham gia nhiều hơn trong các hoạt động của gia đình và cộng đồng. Mặt khác, nếu những hành vi của các em không khác biệt nhiều với các bé khác thì càng dễ được chấp nhận hơn.

Đảm bảo bé được phát hiện kịp thời và can thiệp ngay từ khi phát hiện vấn đề

     Việc bắt đầu can thiệp sớm càng nhanh càng tốt và thực sự rất cần thiết cho mỗi em bé. Chương trình can thiệp sớm nên bắt đầu diễn ra từ khi cha mẹ có những lo lắng về sự phát triển của con mình cộng với sự đánh giá/khám của các nhà chuyên môn.

Đảm bảo gia đình cùng tham gia vào chương trình can thiệp sớm

Con sống trong gia đình vì vậy cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình là những người có nhiều cơ hội và thời gian tiếp xúc với con nhiều hơn bất kỳ ai khác và cũng là người hiểu con, chăm sóc con bằng cả tình yêu thương ruột thịt của mình.

     Người làm công tác can thiệp sớm có nhiệm vụ giúp các thành viên trong gia đình biết cách dạy dỗ và hướng dẫn con để bé có nhiều thời gian và cơ hội được thực hành. Như vậy hoạt động can thiệp sớm sẽ có hiệu quả hơn.

Đảm bảo nguyên tắc cá biệt hoá

Mỗi em bé và mỗi gia đình đều có những đặc điểm và điều kiện riêng. Can thiệp sớm tập trung vào nhu cầu của từng bé và nhu cầu của gia đình. Mỗibé cần có một chương trình can thiệp cá nhân, chương trình này phải được xây dựng trên cơ sở khả năng, nhu cầu của riêng con và phải được sự thống nhất của cha mẹ, phù hợp với nhu cầu và khả năng về tài chính, thời gian của gia đình.



 

HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH

THỰC HIỆN CAN THIỆP SỚM THEO TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC

 

CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ MỨC ĐỘ CỦA VẤN ĐỀ Ở CON

BƯỚC 1: CHẨN ĐOÁN – ĐÁNH GIÁ

Tại sao cần chẩn đoán xác định vấn đề ở con?

Tất cả các bậc cha mẹ luôn luôn theo sát sự phát triển của con hàng ngày, hàng giờ. Chỉ một thay đổi nhỏ ở con cũng có thể khiến cha mẹ lo lắng bất an. Khi có bất kỳ lo lắng nào về con, cha mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng các bằng chứng biểu hiện cụ thể ở con và tìm đến các bác sĩ, các nhà chuyên môn.

Việc xác định đúng vấn đề và mức độ của vấn đề sẽ là sự khởi đầu quyết định hướng phát triển chương trình can thiệp cho con. Khi biết được chính xác vấn đề con gặp phải, chúng ta có thể tìm kiếm các thông tin kiến thức về vấn đề này, học hỏi các kỹ năng phù hợp để trợ giúp con, tìm kiếm được những môi trường hỗ trợ cho con một cách phù hợp, đúng đắn.

Ngoài ra, việc xác định đúng vấn đề và mức độ còn giúp phụ huynh có sự chuẩn bị về tương lai lâu dài phù hợp với khả năng của con và điều kiện của gia đình, ví dụ như vấn đề khi con trưởng thành, vấn đề về khả năng tự lập, khả năng làm việc, …

 

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CON

Đánh giá nhằm giúp phụ huynh xác định được chính xác bé đã có thể làm gì và chưa thể làm gì. Đây chính là cơ sở để giúp phụ huynh quyết định xem cần dạy những gì cho con tại thời điểm hiện tại này. Nhà chuyên môn thường dùng thuật ngữ “Đánh giá” nhằm xác định được mức độ phát triển hiện tại của bé. Đối với phụ huynh, việc đánh giá nhằm xác định khả năng và nhu cầu của con có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhiều trường hợp phụ huynh nghĩ “Đánh giá” giống như một kỳ thi và mong con đạt kết quả cao nhất. Thật ra, điều quan trọng nhất của việc đánh giá là tìm ra điểm mạnh và những nhu cầu cần được hỗ trợ của con.

 

Vì sao con cần nhà chuyên môn đánh giá?

Đánh giá là một kỹ năng khó học đối với các nhà chuyên môn. Để có thể đánh giá sự phát triển của bé em, một nhà chuyên môn (bác sĩ, nhà tâm lý, ...) phải được đào tạo cẩn trọng, có kiến thức về sự phát triển thông thường của bé nhỏ, thực hành các kỹ năng đánh giá cũng như được giám sát khi thực hành một chương trình đánh giá trong một khoảng thời gian nhất định bởi người đào tạo về đánh giá. Một nhà chuyên môn khó có thể đánh giá được toàn diện các mặt phát triển của một đứa bé.Vì vậy, trong đánh giá sẽ cần có một nhóm các nhà chuyên môn cùng phối hợp với nhau để phản ánh trung thực, đầy đủ về tình trạng phát triển của bé đó.

Kết quả đánh giá bé do các nhà chuyên môn cung cấp sẽ giúp cha mẹ nhận biết được mặt mạnh, mặt yếu của con ở thời điểm hiện tại, những khó khăn trở ngại mà bé có thể gặp phải trong tương lai. Các nhà chuyên môn cũng có thể gợi ý và tư vấn một số cách thức hỗ trợ phù hợp với cá nhân bé sau quá trình đánh giá.

Khi theo dõi quá trình đánh giá của nhà chuyên môn, phụ huynh cũng sẽ có thêm ý tưởng, hình dung được những việc sẽ cần làm với con ở nhà.

Bé nên được đánh giá đều đặn theo định kỳ, lý tưởng là mỗi 3 hoặc 6 tháng.

 

Vì sao phụ huynh nên tự lượng giá sự phát triển của con?

Nhiều phụ huynh khó có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chuyên môn như mình mong muốn và khó khăn trong việc theo dõi sát sao sự tiến bộ của con.

Phụ huynh là người hiểu con nhất, có thể dành nhiều thời gian bên con nhất do đó phụ huynh thường nắm chắc khả năng con mình có điểm mạnh, điểm yếu gì.

Việc dạy con hàng ngày sẽ có hiệu quả cao nhất khi phụ huynh là người dành thời gian thực hiện với con.Vậy phụ huynh cũng cần phải tự xác định được con đã làm được gì, chưa làm được gì và cần học gì vào thời điểm này.

Phụ huynh có nhiều thời gian và bối cảnh để tiến hành đánh giá cho con hơn người làm chuyên môn và nhờ đó xác định được nhiều yếu tố hỗ trợ việc học của con hơn so với nhà chuyên môn.

Trong phần này, chúng tôi muốn chia sẻ với phụ huynh cách để có thể tự đánh giá con mình tại nhà. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên phụ huynh vẫn nên cho con đánh giá bởi các chuyên gia để biết thêm nhiều thông tin về tình trạng hiện tại của con.

 

ĐÁNH GIÁ LÀ GÌ?

Đánh giá là việc quan sát, hỏi thêm thông tin và kiểm tra trực tiếp một số việc để xác định khả năng của bé. Khi tiến hành đánh giá là khi phụ huynh đang thu thập thêm thông tin cho việc dạy con một cách hiệu quả. Vì thế, kỹ năng quan trọng nhất đối với phụ huynh là kỹ năng quan sát – một kỹ năng phụ huynh cần được thực hành nhiều lần.

Các loại đánh giá:

1.    

Xác định khả năng tổng quát của bé, so sánh với “chuẩn phát triển” hoặc với “trung bình lứa tuổi”. Loại đánh giá này gồm các trắc nghiệm về chỉ số IQ chủ yếu nhằm xếp lớp hoặc loại trị liệu phù hợp với bé

2.    

Chẩn đoán bản chất khiếm khuyết và đưa ra hướng can thiệp phù hợp.

3.    

Xác định mục tiêu cần dạy cho bé dựa vào kết quả cụ thể về những việc bé có thể làm và không thể làm. Loại đánh giá này sẽ sử dụng một trong số các chương trình can thiệp mà phụ huynh lựa chọn để thực hiện cùng con.

Đối với phụ huynh, chúng tôi hướng đến loại đánh giá số 3 – xác định mục tiêu cần dạy

 

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP CHO CON

Làm thế nào để lựa chọn chương trình can thiệp phù hợp với con?

Phụ huynh sẽ cảm thấy bối rối, không biết chương trình can thiệp nào là phù hợp với con hoặc thậm chí chưa từng biết đến chương trình can thiệp sớm. Phụ huynh có thể tham khảo chuẩn phát triển theo lứa tuổi trong các tài liệu hướng dẫn chăm sóc bé em thông thường như:

-        

Cẩm nang chăm sóc bà mẹ và em bé (Elizabeth Fenwick) – NXB Bé

-        

Sổ tay phát triển của bé

-        

Chuẩn phát triển mầm non / Chương trình giáo dục mầm non theo lứa tuổi.

-        

….

                 

Phụ huynh cũng có thể tham khảo một số chương trình can thiệp sớm cho bé có nhu cầu đặc biệt (mục tài liệu trên trang web: tretuky.com):

-        

Từng bước nhỏ  - Chương trình can thiệp sớm dành cho bé chậm phát triển và bé khuyết tật

-        

Teacch – Những hoạt động dạy bé tự kỷ và bé rối loạn phát triển

-        

ABA – Chương trình can thiệp hành vi cho bé tự kỷ

-        

ABLLS – Chương trình đánh giá kỹ năng ngôn ngữ và học tập cơ bản

-        

Để quyết định lựa chọn chương trình cho con, phụ huynh nên tìm đọc trước để có những thông tin cơ bản về chương trình, kết nối với đặc điểm riêng của con để dự tính khả năng hiệu quả của chương trình khi áp dụng cho con. Phụ huynh cũng nên tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn về chương trình có thể phù hợp với con.

Sẽ không có duy nhất một chương trình nào hoàn toàn phù hợp cho con của quý vị.Tuy nhiên việc sử dụng một chương trình chủ đạo sẽ rất quan trọng đối với sự tiến bộ của bé. Đặc biệt là ở thời điểm mới bắt đầu tiến hành can thiệp cho con, là thời gian mà chính phụ huynh cũng cần phải học thì việc học và áp dụng tốt một chương trình chủ đạo với con sẽ giúp cải thiện kỹ năng dạy của phụ huynh và theo sát được những tiến bộ, thay đổi của bé. Sauk hi đã nắm vững chương trình, có kỹ năng hợp tác với con tốt hơn, quý vị có thể thử nghiệm thêm những chương trình mới với con.

Giải thích một số từ chuyên môn về can thiệp:

CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂNlà các mặt kỹ năng của con trong quá trình con lớn lên, thường bao gồm năm lĩnh vực chính là: vận động thô, vận động tinh, giao tiếp, ngôn ngữ tiếp nhận (hiểu biết), các kỹ năng nhân và xã hội (tự phục vụ)

-        

KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ là các kỹ năng liên quan đến các cơ bắp lớn của cơ thể, đóng góp vào việc kiểm soát đầu cổ, ngồi, bò, đứng, đi, giữ thăng bằng, chạy nhảy leo trèo, …

-        

KỸ NĂNG VẬN ĐÔNG TINH là các kỹ năng liên quan đến phần cơ nhỏ của bàn tay, của mắt, đóng gips vào việc với và nắm đồ vật, đặt để một vật, vẽ, giở sách, … Đồng thời kỹ năng này cũng liên quan đên kỹ năng NHẬN THỨC như tìm kiếm vật biến mất, giải quyết vấn đề, khả năng kết hợp và phân loại …

-        

CÁ NHÂN – XÃ HỘI là những kỹ năng liên quan đến việc con tự chăm sóc bản thân mình trong các sinh hoạt thường ngày và có thể trợ giúp một vài việc đơn giản trong gia đình. Ngoài ra, kỹ năng cá nhân xã hội giúp con về khả năng vui chơi, hòa nhập với người khác

-        

KỸ NĂNG GIAO TIẾP là các kỹ năng giúp con bày tỏ mong muốn, nhu cầu và tình cảm với người khác thông qua cử chỉ, điệu bộ, âm thanh, từ, câu và khả năng đáp lại người khác trong giao tiếp.

-        

NGÔN NGỮ TIẾP NHẬN (NHẬN THỨC) liên quan đến khả năng con hiểu và đáp ứng lại ngôn ngữ của người khác

-        

LỜI NÓI là các kỹ năng liên quan đến khả năng phát âm, nói thành từ và cụm từ được dùng trong giao tiếp

TUỔI THỰC – là số năm tháng tình từ ngày con được sinh ra

TUỔI PHÁT TRIỂN – là mức phát triển con đã đạt tới. Tuổi phát triển không hẳn bằng với tuổi thực. Tuổi phát triển được xác định qua việc đánh giá cho con bằng một trắc nghiệm khoa học, so sánh những gì con làm được ở độ tuổi mà hầu hết các em bé khác đều thực hiện được.

MỐC PHÁT TRIỂN – dùng để chỉ ra con đã đạt tới một mức phát triển nào đó

CHUỖI  là một nhóm các kỹ năng có liên quan mật thiết với nhau, được sắp xếp theo thứ tự phải đạt được, để một kỹ năng được xây dựng trên cơ sở một kỹ năng khác như là các bước liên tục với nhau

Lập bảng lượng giá để chuẩn bị tiến hành đánh giá cho con như thế nào?

Một số chương trình can thiệp có sẵn bảng lượng giá cho con. Ví dụ chương trình Từng bước nhỏ phụ huynh sử dụng cuốn số 8; chương trình Teacch phụ huynh sử dụng bảng liệt kê kỹ năng theo lứa tuổi ở cuối tài liệu, … Một số tài liệu phụ huynh sẽ cần tự đọc và tổng hợp lại theo từng lứa tuổi của con hoặc từng lĩnh vực phát triển. Phụ huynh có thể tự trình bày lại theo cách bản thân thấy phù hợp để ghi chép trong quá trình đánh giá cho con. Trong bảng lượng giá nên bao gồm các yếu tố:

-        

Số thứ tự (hoặc mã số của từng kỹ năng trong tài liệu)

-        

Tên kỹ năng – việc mà bé có thể làm

-        

Mã ghi kết quả bé làm được trong thực tế

 

K = Không làm;

 

C = Có làm khi được giúp;

Đ = Tự làm được

? = Cần kiểm tra thêm

-    Ghi chú: nhằm mô tả cụ thể việc thực hiện của bé.

Sau khi lập bảng, phụ huynh cần đọc kỹ từng mục nhỏ của bảng lượng giá và cân nhắc ghi mã kết quả cho một số mục mà quí vị chắc chắn con mình làm được (Đ) hoặc Không làm được (K), một số mục cân nhắc cần kiểm tra lại ở con (?)

Quyết định đánh giá kỹ năng nào – lên kế hoạch đánh giá

-        

Chọn những chuỗi phù hợp với khả năng hiện tại của con.

-        

Đọc hết các mục ở chuỗi đó để hiểu cách làm với từng mục. Nếu không hiểu thì tìm đọc phần cách dạy theo mã số ở tài liệu liên quan

-        

Chọn kỹ năng mà phụ huynh biết chắc con có thể hoàn thành được khi bắt đầu đánh giá.

-        

Tiếp tục đánh giá lần lượt từng kỹ năng trong chuỗi cho đến khi bé gặp khó khăn ở một mục nào đó.

 

Những lưu ý khi tiến hành đánh giá

-        

Nên làm những buổi đánh giá ngắn. Phụ huynh có thể tiến hành việc đánh giá trong 2 -3 tuần thay vì làm một buổi đánh giá dài cả tiếng. Nếu kéo dài buổi đánh giá thì bé sẽ mệt, mất tập trung và không còn thực hiện tốt các yêu cầu, kết quả sẽ không còn chính xác.

-        

Xếp xen kẽ các hoạt động đánh giá như xen các bài tập dùng đồ chơi nhỏ với các bài tập dùng đồ chơi lớn, xen các hoạt động lắng nghe với các hoạt động hành động, …

-        

Bắt đầu và kết thúc buổi đánh giá bằng sự thành công để khuyến khích bé tiếp tục tham gia những lần sau nữa.

-        

Xen luân phiên các bài tập dễ và khó để bé không cảm thấy quá nhiều khó khăn hoặc thất vọng khi không làm đúng.

-        

Thay đổi môi trường đánh giá phù hợp với kỹ năng cần kiểm tra. Ví dụ có bài tập kiểm tra khi bé ngồi tại bàn, cũng có những bài tập bé thực hiện ở cầu thang hoặc sân chơi, ..

-        

Học thuộc những kỹ năng mà phụ huynh định đánh giá trước khi tiến hành. Điều này giúp phụ huynh tập trung tương tác với con thay vì mất thời gian đọc lại hoặc ghi chép làm bé chán nản.

-        

Để các thành viên khác trong gia đình tham gia vào việc đánh giá con. Khi bé vui đùa cùng các thành viên khác trong gia đình, phụ huynh có cơ hội khuyến khích bé làm những hoạt động mà con ít thích thú.

-        

Linh hoạt khi đánh giá, nếu thấy bài kiểm tra không phù hợp thì có thể thay đổi hoặc nếu chưa chắc chắn về kết quả thì có thể kiểm tra lại vào lần khác.

BƯỚC 2: LẬP KẾ HOẠCH DẠY CON

Kết quả của bảng lượng giá sẽ giúp phụ huynh chọn ra những việc cần dạy cho con. Kiến thức phổ thông và những kinh nghiệm riêng sẽ giúp phụ huynh hình dung con mình sẽ làm được gì ở từng lứa tuổi và đồng thời xác định được cách dạy con làm điều đó.

Có thể sẽ tốt hơn khi bé học các kỹ năng mới với từng bước được chia nhỏ phù hợp với khả năng thực tế của bé.Phụ huynh sẽ cần chú trọng đến những bước thực hiện một việc và thứ tự những kỹ năng mà bé học được.

     Buổi này chúng tôi chia sẻ với phụ huynh cách xây dựng một chương trình riêng cho con.Chương trình bao gồm một nhóm nhỏ những kỹ năng mà bé sẵn sàng để học và cần học ngay.Chương trình này được xây dựng dựa trên thực tế của từng phụ huynh, phù hợp với thời gian và các khả năng phụ huynh đang có, phù hợp với nhu cầu của cả gia đình và là chương trình thiết kế dành riêng cho con của quý vị.

ĐẶT MỤC TIÊU NGẮN HẠN

Mục tiêu ngắn hạn là những kỹ năng phụ huynh muốn con học được ở hiện tại.Mục đích lâu dài mà phụ huynh muốn con thực hiện được gọi là mục tiêu dài hạn. Ở đây sẽ đề cập đến mục tiêu ngắn hạn cho con với mong muốn giúp phụ huynh:

-     

Biết định hướng của mình để sắp xếp các buổi dạy và tận dụng những cơ hội tự nhiên để con học hỏi.

-            

Nhận ra khi nào thì con làm chủ được một kỹ năng để có thể dạy một kỹ năng cao hơn.

-            

Mô tả những hành động có thể nhìn thấy được, gọi tên được.

-            

Quan sát những việc bé có thể làm được hay không sẽ trở nên dễ dàng và cụ thể hơn.

So sánh cách viết mục tiêu

1

2

B. biết rõ cái kẹo được giấu ở dưới cốc

B. nhấc cái cốc lên để tìm ra cái kẹo

G. đã biết dùng thìa

G. dùng thìa xúc cơm đưa vào miệng

C. đã biết các màu sắc của hộp sáp màu

C. gọi đúng tên màu đỏ, vàng, xanh trong hộp sáp màu

T. có thể ăn uống gọn gàng rồi

T. tự xúc ăn bằng thìa mà không làm đổ

M. đã có thể tự ăn

M. biết cầm đũa và bắt để ăn cơm

D. đã biết đi xe đạp 3 bánh

D. đạp xe một mình vòng quanh sân chơi.

 

Đặc điểm chính của mục tiêu ngắn hạn:

-        

Xác định điều bé sẽ làm được khi bé nắm vững kỹ năng (nhìn thấy được, gọi tên được)

-        

Cho biết kỹ năng học được của bé được sử dụng như thế nào, khi nào, ở đâu, như thế nào, …

-        

Cho biết bước kế tiếp cần học là gì

 

Nhân tố chính khi xây dựng mục tiêu ngắn hạn:

-        

Các mục tiêu dài hạn: phụ huynh muốn con làm được gì trong tương lai?

-        

Những kết quả đánh giá: hiện tại con đã làm được gì?

-        

Thời gian và khả năng của phụ huynh: quý vị nghĩ rằng sẽ thu xếp được những gì trong hoàn cảnh riêng của mình?

 

GỢI Ý XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH RIÊNG CHO CON

1.    

Nếu con chưa biết gì (mới sinh hoặc khuyết tật rất nặng) thì các bài tập chủ yếu nằm trong chính các hoạt động chăm sóc thông thường

 

2.    

Nếu con lớn hơn và hiếu động hơn thì nhiều bài tập có thể được dạy qua các trò chơi và công việc gia đình hàng ngày. Thời gian dạy mỗi lần nên ngắn 10 – 15 phút là phù hợp. Mỗi ngày phụ huynh có thể dành khoảng 50 – 60 phút để dạy con với các hoạt động như: 

-        

15 phút cho các bài tập vận động tinh và ngôn ngữ tiếp nhận

-        

20 phút cho các bài tập về vận động thô (chia làm 2 lần, mỗi lần 10 phút)

-        

15 phút cho bài tập về ngôn ngữ diễn đạt

Trường hợp quá bận rộn, phụ huynh có thể rút ngắn thời gian hoặc chia các bài tập của từng lĩnh vực theo ngày để thực hiện. Một cách hiệu quả là phụ huynh có thể gắn các mục tiêu của con với những hoạt động thường ngày của mình.

 

3.    

Đặt ra các mục tiêu phù hợp với thời gian sẵn có của bản thân. Số lượng mục tiêu cho một buổi dạy có thể phụ thuộc vào bé, vào mong đợi của phụ huynh và sự hợp tác giữa hai bên.

 

4.    

Liên quan tới các thành viên gia đình. Thường thì các thành viên trong gia đình sẽ sẵn sàng nhận dạy con một mục tiêu nào đó khi được hướng dẫn cụ thể đặc biệt là khi họ được tham gia vào việc chọn mục tiêu sẽ dạy cho bé.

 

5.    

Liên quan đến giáo viên ở trường của con. Sẽ có một vài mục tiêu mà chỉ người ngoài gia đình mới dạy được cho bé. Các cô giáo mầm non thường sẵn lòng giúp đỡ, hãy đề xuất các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của quí vị với họ và thảo luận cùng học những mục tiêu khi bé ở trường.

 

6.    

Sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên: kỹ năng con cần học nhất sẽ có thứ tự ưu tiên cao nhất.

 

7.    

Chọn một chương trình cân đối và thú vị. Các buổi dạy nên ngắn và phong phú, nên bao gồm những kỹ năng thuộc mặt mạnh của con – những việc con đã làm giỏi.

 

8.    

Cách tiến hành: hãy đặt một kế hoạch và kiên trì thực hiện trong 2 tuần rồi sau đó xem xét và điều chỉnh. Có thể phụ huynh sẽ cần cân nhắc những thay đổi về nội dung, địa điểm hay đồ dùng để dạy con.

 

CÁCH PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ THÀNH BƯỚC NHỎ

Cách 1. Tự phân tích nhiệm vụ

Ø

Tự mình làm việc đó để xác định chính xác từng thao tác

Ø

Viết tên các thao tác cần làm.

Ø

Sắp xếp theo thứ tự thích hợp cho việc dạy bé.

Ø

Lấy mục đầu tiên làm mục tiêu dạy đầu tiên

 

Cách 2. Chia nhỏ khối lượng công việc:

Ø

Từ vật to đến vật nhỏ hơn

Ø

Từ ít đến nhiều

Ø

Từ đơn giản đến phức tạp

Phụ huynh sẽ cần linh hoạt và sáng tạo để lên chương trình riêng cho con, có thể phải thêm hoặc bớt các bước thực hiện một việc, có thể phải sáng tạo đồ dung, đồ chơi cho phù hợp với con, …

 

GHI LẠI SỰ TIẾN BỘ CỦA CONVÀ ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH

Ghi lại sự tiến bộ sẽ giúp phụ huynh có thông tin cụ thể để quyết định khi nào cần thay đổi chương trình và thay đổi như thế nào. Ban đầu phù huynh có thể thực hành việc ghi chép 1 - 2 hoạt động cho đến khi có kinh nghiệm tốt hơn thì ghi thêm cho nhiều hoạt động hơn nữa

     Phụ huynh  nên soạn sẵn mẫu ghi chép vì thực tế không thể lúc nào cũng cầm sẵn giấy bút để ghi lại. Phụ huynh cần cân nhắc đến các yếu tố:

Ø

Bao lâu thì ghi chép 1 lần?

Ø

Ghi chép như thế nào cho dễ và thông tin có ích

Một số cách ghi chép:

Ghi chép hàng ngày. Việc này giúp theo dõi thay đổi của bé dễ dàng hơn. Đặc biệt khi phụ huynh muốn thử phương pháp mới.

Ghi chép 3 lần/ tuần.Các mục tiêu cần dạy bé có thể được thực hiện hàng ngày thì tối thiểu cách 1 ngày phụ huynh nên ghi lại kết quả 1 lần.Phụ huynh nên chủ động xếp lịch ghi chép lại vào các ngày cố định trong tuần để tránh quên.

Ghi chép 1 tuần 1 lần. Mẫu ghi chép này phù hợp với các mục tiêu sẽ được duy trì trong một thời gian khá dài mà không có sự thay đổi như ăn mặc; đi vệ sinh, … Cũng có thể áo dụng mẫu này cho các mục tiêu về ngôn ngữ của bé

 

Hướng dẫn tự làm sổ theo dõi: vở chia cột

1.    

Chọn vở có dòng kẻ thông thường của học sinh

2.    

Lật trang đôi đầu tiên

3.    

Kẻ cột 1 – lĩnh vực phát triển

4.    

Kẻ cột 2 (rộng 5 – 7 cm) ghi mục tiêu dạy

5.    

Kẻ cột 3 (7 – 10 cm), ghi chú thích cách dạy, đồ dùng, địa điểm, …

6.    

Chia thành các cột nhỏ để ghi theo ngày hoặc 3 ngày/ tuần và ghi chú mã kết quả

Ø

K = không làm / không làm được

Ø

C = có thể làm khi được giúp

§ 

C1 = Cầm tay;

§ 

 C2 = hướng dẫn bằng cử chỉ;

§ 

C3 = hướng dẫn bằng lời nói

Ø

Đ = Đạt, tự làm được

7.    

Để 1 cột cuối rộng (5 – 7cm) ghi chú lại kết quả thực tế bé làm được.

8.    

Mỗi tuần 1 trang đôi, hết tuần thì lật trang kẻ trang mới

9.    

Xem lại sự tiến bộ của bé bằng cách nhìn vào mã ghi kết quả

Lĩnh vực

Mục tiêu dạy

Cách dạy / đồ dùng

 

Kết quả / ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giao tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự phục vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều chỉnh chương trình khi

1.    

Con đã đạt được mục tiêu. Xác định bằng cách:

Ø

Con làm được 5/5 lần thử trong một ngày

Ø

Con làm được 4/5 lần thử trong 2 ngày liên tục

Ø

Con dùng kỹ năng phù hợp trong hoàn cảnh tự nhiên

Khi đó thay đổi mục tiêu mới ngay mà không cần chờ đến ngày tổng kết. Có thể là đưa cho con vật liệu khó hơn, đưa ra nhiều lựa chọn hơn, … Nếu cứ kéo dài bài tập bé đã làm tốt có thể con cảm thấy chán nản, không muốn hợp tác.

2.    

Con không cố gắng hoặc không thể làm được trong 3 ngày liên tiếp dù có giúp đỡ. Xác định lại các vấn đề:

Ø

Bài tập có khó quá không?

Ø

Có thể chia thành các bước dễ hơn không?

Ø

Có thể thay đổi các vật liệu để bài tập dễ hơn không?

Ø

Bài tập có dễ quá không?

Ø

Có phải con không làm vì chán rồi không?

Ø

Có nên thử một bước khó hơn không?

Ø

Cách củng cố có hiệu quả không?

Ø

Con có biết rõ điều mình  muốncon làm gì không?  …

 

BƯỚC 3: TIẾN HÀNH CAN THIỆP CHO CON

XÂY DỤNG CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG DẠY

1.    

Cấu trúc vật chất: là cách tổ chức môi trường. Có những dấu hiệu hình ảnh rõ ràng phân không gian làm những phần có thể nhận ra. Việc này giúp con hiểu mọi người mong muốn con làm gì trong từng khu vực. trong khu vực học tập cần giảm tối đa những gì có thể gây xao lãng.

2.    

Kế hoạch làm việc: nên là những hình ảnh hoạt động được xếp theo trật tự. Các hình ảnh có thể là đồ vật, ảnh, tranh, con số, chữ viết để giúp con hiểu chuỗi công việc.

3.    

Hệ thống công việc giúp con hiểu:

Ø

Con thực hiện cộng việc / hoạt động gì?

Ø

Con làm bao nhiêu lâu?

Ø

Khi nào con hoàn thành?

Ø

Con sẽ làm gì tiếp theo? 

4.    

Hỗ trợ hình ảnh giúp con biết rõ nhiệm vụ và điều tiếp sau khi làm xong nhiệm vụ. Với con nhỏ thì các hình ảnh nên là đồ vật thật, với con lớn hơn có thể dùng hình vẽ hay chữ viết để giúp con nhận biết được.

5.    

Xây dựng và sử dụng thơi gian biểu hình ảnh. Con có thể cảm thấy thiếu an toàn khi không đoán trước được sự việc. Khi đó con thường có biểu hiện bồn chồn lo lắng, thiếu tập trung hoặc hoạt động nhiều hơn (chạy tự do, nói linh tinh, …). Khi con được quen với lịch sinh hoạt hang ngày bằng hình ảnh thì con sẽ cảm thấy dễ chịu và sẵn sang hợp tác. Thời gian biểu và kế hoạch có thể dung bằng ảnh chụp, bức vẽ, biểu tượng hoặc chữ viết. Có thể viết dưới dạng liệt kê danh sách trên cùng 1 trang giấ hoặc sắp xếp theo dãy các thẻ.

 

6.    

Xây dựng thời gian biểu hình ảnh:

Ø

Làm các biểu tượng: bút viết bảng đen, giấy bìa trắng, …

Ø

Làm ảnh chụp: nên ép plastic

Ø

Trình bày thời gian biểu: làm một tấm bìa giấy hoặc gỗ, treo lên tường và dán các hình ảnh đã soạn.

Ø

Xếp các biểu tượng hoạt động theo dãy từ trên xuống dưới hoặc trái sang phải. Cũng có thể làm 1 chiếc túi nhỏ đựng các tấm thẻ hoạt động

Ø

Hãy hướng dẫn con nhiều lần để đảm bảo chắc chắn là con biết phải làm gì.

 

Xây dựng môi trường học tập:

1.    

Thời gian: nên chọn thời điểm con tỉnh táo, vui vẻ, không đói hoặc mệt. Cũng nên là lúc phụ huynh có thời gian, có năng lượng và sự nhiệt tình dành cho con. Tìm ra khoảng thời gian mà phụ huynh không bị làm phiền và bản than không sao lãng vì việc khác.

2.    

Tiếng ồn: chú ý đến tiếng tivi, âm nhạc hay người khác nói chuyện. Nên tắt mọi thứ có âm khi đang cố gắng giúp con tập trung công việc

3.    

Sự xao lãng: chỉ nên dùng một loại đồ chơi mỗi lần, khi con chơi xong cất đi rồi mới lấy đồ chơi mới. Nên cân nhắc đến việc có một góc riêng gồm một bàn, hai ghế trong một góc phòng có chắn bởi tường và tủ.

4.    

Chỗ ngồi: nên chọn vị trí tốt để chơi và tự do tập trung vào kỹ năng mới.Vị trí lý tưởng là ngồi đối diện với con khi cùng học hoặc ngồi cùng phía khi soi gương hoặc hướng dẫn một số thao tác đặc biệt.

 

 

Làm cho hoạt động học hiệu quả:


1.    

Chia kỹ năng thành các bước nhỏ

2.    

Bắt đầu với việc dễ trước

3.    

Chuỗi trước và chuỗi sau

4.    

Biết rõ con đang phát triển mức nào

5.    

Dùng sở thích của bé tạo động cơ làm việc

6.    

Khen và khuyến khích cường điệu

7.    

Phần thưởng

8.    

Luân phiên và thay đổi đồ chơi mới

9.    

Cho bé nhiều thời gian hơn để trả lời

10.           

Lặp lại và kiên trì

11.           

Tiếp cận đa giác quan

12.           

Lịch trình đoán trước được

13.           

Khái quát hóa một kỹ năng

14.           

Hoàn thành nhiệm vụ xong mới chuyển

15.           

Kỳ vọng cao ở bé


 

CÁCH DẠY CON TỰ LÀM MỘT VIỆC

     Một số kỹ năng được dạy trong những tiết học chính thức, trong môi trường yên tĩnh để bé có thể tập trung tối đa vào việc học, có cơ hội thực hành đi thực hành lại nhiều lần. Một số kỹ năng khác lại nên dạy trong những sinh hoạt đời thường – ngay khi nhu cầu của con xuất hiện.

 

Quá trình giảng dạy được chia thành ba giai đoạn

-  

Trước khi con học một kỹ năngà Nói cho con biết chúng ta muốn bé làm gì

-  

Trong khi con học một kỹ năngà Giúp con làm điều đó (nếu cần)

-  

Sau khi con đạt được kỹ năng đã học à Cho con biết rằng con đã làm tốt điều đó

Với tiến trình ba bước đơn giản này, chúng ta sẽ luôn tìm ra kỹ thuật thích hợp với mỗi tình huống cụ thể.

Trước khi con học một kỹ năng

     Điều quan trọng là thu hút sự chú ý của con trước khi người dạy làm bất cứ điều gì. Khi con đã nhìn vào người dạy thì có thể chuẩn bị cho bé theo những cách sau đây:

Hướng dẫn cách làm

-  

Chỉ đơn giản là nói cho con biết chúng ta muốn bé làm gì. Nói sao cho thật rõ ràng, dễ hiểu với con.

-  

Luôn dùng những từ ngữ giống nhau mỗi lần để con có thể hiểu được hướng dẫn của người dạy

-  

Gắn lời hướng dẫn của người dạy với các bước con đang học. Ví dụ:Đánh răng được dùng khi con hoàn tất kỹ năng này. Nhưng trong  khi tcon đang học kỹ năng này, chúng ta phải thấy chúng gồm hàng loạt những bước nhỏ hơn, mỗi bước sẽ dạy lần lượt và cần có lời hướng dẫn cụ thể cho từng bước như: Lấy bàn chải; Mở nắp lọ kem đánh răng; Nặn kem lên bàn chải; …

Làm mẫu

Nếu lời hướng dẫn mà con chưa hiểu chúng ta muốn con làm gì, hãy làm mẫu cho bé xem. Thực hiện thao tác một cách chậm rãi, rõ ràng cho con thấy toàn bộ hoạt động cần thực hiện. Người dạy có thể chỉ cần thao tác một lần vào lúc bắt đầu bài hoạc hay trước mỗi lần con làm thử

     Làm mẫu là một kỹ thuật có ích vì bé biết chính xác bé cần phải làm gì và thực hành một cách độc lập. Nhưng người dạy nên nhớ rằng chúng ta muốn bé làm được các kỹ năng mà không cần nhìn mẫu, vì vậy, hãy bớt dần việc làm mẫu khi bé đã hiểu ý của chúng ta. Người dạy cũng cần suy nghĩ xem có thể nhờ các thành viên khác trong gia đình làm mẫu cho bé hay không.Đây là dịp để lôi kéo sự tham gia của các thành viên vào chương trình giảng dạy. Chúng ta có thể biến giờ học thành một trò chơi để mọi người cùng tham gia và  con có thể thích điều này.

Trong khi con đang học một kỹ năng

Mục tiêu của chúng ta là con có thể tự thực hiện kỹ năng một mình không cần sự giúp đỡ. Nhưng khi một kỹ năng mới được đưa ra, con luôn cần được giúp đỡ. Sự trợ giúp của chúng ta có thể là bằng lời nói hoặc hành động

Cung cấp thêm thông tin

     Thuật ngữ chuyên môn gọi việc này là cung cấp một “gợi ý / nhắc nhở bằng lời nói”. Để giúp con những gợi ý khi bé tiến hành, chúng ta cần nói với con nhiều hơn về việc bé phải làm và chúng ta cũng cần động viên một cách thường xuyên để bé không bỏ cuộc.

Cầm tay chỉ việc

Thuật ngữ chuyên môn gọi là “nhắc nhở bằng hành động”.Nhắc nhở bằng hành động giúp con nhiều hơn nhắc nhở bằng lời nói.Chúng rất có ích cho giai đoạn đầu khi con bắt đầu học một kỹ năng mới.Nhắc nhở bằng hành động có nhiều mức độ.Yêu cầu cần nhớ là giúp đỡ vừa đủ, không giúp đỡ nhiều hơn mức cần thiết. Khi con có tiến bộ hơn, chúng ta bớt dần sự giúp đỡ.

 

Thay đổi cách sử dụng đồ vật để thích nghi

Một cách khác để giúp con hoàn thành công việc là làm cho cách sử dụng đồ vật trở nên phù hợp hơn với con hoặc tìm ra các vật thay thế dễ sử dụng hơn. Phương pháp này đặc biệt có ích với bé muốn tự làm việc một mình và tỏ ra bực bội với những sự giúp đỡ “tay cầm tay”

 

Sử dụng phương pháp phù hợp từng mục tiêu

Người dạy nên ghi vào mục tiêu của mình tất cả những phương pháp chúng ta sẽ sử dụng để giúp bé học kỹ năng mới. Nếu chúng ta đặt ra một mục tiêu dài hạn và thực hiện một loạt các bước nhỏ để đạt mục tiêu đó, chúng ta có thể không nhận ra sự tiến bộ đang có. Nhưng nếu chúng ta ghi lại các bước dạy này vào trong mục tiêu, đánh dấu mỗi khi hoàn thành chúng, chúng ta sẽ hài lòng và luôn biết mục tiêu mà chúng ta nhắm đến.

 

 

Sau khi con đã học kỹ năng

Điều người dạy phải làm sau khi bé học xong một kỹ năng được tóm tắt trong một cụ từ “sự động viên”.

Sự động viên là điều làm cho mọi hành động trở nên có ích, làm cho chúng ta muốn lặp lại hành động đó. Sự động viên là nguyên lý cơ bản nhất của việc học, người dạy sẽ phải dùng nó trong mỗi bài học dành cho bé.

Khi động viên con, ta có thể biết rằng con đã làm đúng, ta phải thể hiện sự động viên khiến con thích thú để con muốn làm lại điều đúng mà con vừa mới làm.

Chúng ta động viên một ứng xử tốt của con bởi vì nghĩ rằng con thích được động viên. Cách duy nhất để kiểm tra xem việc động viên của chúng ta có tác dụng tích cực hay không là kiểm tra kết quả do việc động viên đó gây ra. Nếu một ứng xử tốt xảy ra thường xuyên hơn sau khi động viên con - việc động viên của chúng ta đã có tác dụng tích cực.

Các động viên:

Bày tỏ sự tán thưởng một cách hết sức tự nhiên

Nếu con bắt đầu lệ thuộc vào một hình thức động viên không tự nhiên, bé sẽ khó thích nghi trong những tình huống khác vì các hình thức động viên không tự nhiên thường không sẵn có trong những tình huống đó.

Sự khen ngợi:

Khen ngợi là một hình thức động viên tự nhiên nhất và luôn luôn có sẵn cho chúng ta sử dụng. Đối với nhiều bé, sự khen ngợi của cha mẹ chính là tất cả những gì bé muốn và cần.Nhưng sự khen tặng sẽ trở nên quen thuộc và mất tác dụng động viên nếu chúng đến với bé quá dễ dàng. Chúng ta cần có óc sáng tạo khi đưa ra các lời khen. Sau đây là một số gợi ý:

-  

Đa dạng hóa lời khen.

-  

Nhấn mạnh lời khen

-  

Sự đụng chạm vào cơ thể như vuốt ve âu yếm

-  

Những phần thưởng: đồ ăn, đồ chơi hay hoạt động yêu thích của bé.

Lưu ý khi thưởng bằng đồ ăn cho bé

-  

Chỉ thưởng bằng thức ăn khi đã kết thúc buổi học

-  

Dùng thức ăn bổ dưỡng thích hợp với con

-  

Thưởng với một lượng nhỏ nhất có thể

 

Bài học mẫu

Đây là một trường hợp thực tế áp dụng được báo cáo lại, xong không phải là khuôn mẫu bắt buộc phải tuân theo mà chỉ dùng để minh họa về các kỹ thuật đã trình bày

BẠN TÍ (19 tháng tuổi)

Người dạy: Bố của bé

Mục tiêu của Tí: cho đồ vật khi bố nói “đưa nó cho bố”

Đồ dùng: những đồ chơi nhỏ khác nhau như búp bê, ô tô, bóng nhỏ, thú cao su, …

Môi trường: trên sàn phòng khách trong lúc bé chơi.

 

Bố: - Bố có một chiếc xe ô tô này. Dìn, dìn, …

-  

Bố cho con này (đưa xe cho Tí)

 

Bố: - Đúng rồi, xe ô tô chạy dìn dìn.

-  

Tí, cho bố xin xe ô tô đi

Tí không chú ý đến, vẫn chơi cùng chiếc xe

 

Bố: - Tí, nhìn bố này

 

-  

Bố thích chiếc xe lắm. Cho bố chiếc xe đi

Tí nhìn bố nhưng không đưa

 

Bố: xòe tay đưa gần phía chiếc x:      - Cho bố đi con

 

Tí đặt xe vào tay bố nhưng không bỏ tay ra

 

Bố dùng tay còn lại vỗ nhẹ lên tay của Tí và nói:      - Cho bố đi con

 

Tí bỏ xe vào tay bố.

Bố: - Cám ơn con, con cho bố xe ô tô.

Bố vỗ về Tí và nói: - Này, bố có một quả bóng. Bố cho con quả bong

 

Tí lấy bóng và vứt đi

Bố: - Bố có búp bê nữa này. Búp bê. Bố cho con búp bê

(Đưa búp bê cho Tí)

 

Bố: - Cho bố búp bê đi con.

Xòe tay về phía Tí

 

Tí:  - Bờ, bờ…

Tí đưa búp bê cho bố

 

Bố: - Ồ, con giỏi quá. Bố có búp bê. Bố cảm ơn con

 

 



 

Chơi đùa

Khi bắt đầu vào một chương trình, hầu hết cha mẹ thường tập trung nhiều vào các hoạt động học chính thức của bé. Nhiều cha mẹ thường tỏ ra không hài lòng khi thấy bé được dành thời gian để vui chơi với thắc mắc: “Dành thời gian cho hoạt động học tập chính thức có tốt hơn không”; “Có phải cho các cháu chơi để giáo viên có thời gian cho các việc khác quan trọng hơn không?”

     Cha mẹ và giáo viên đều nhận ra sự vui thích của bé khi bé hào hứng với một trò chơi. Bản thân chơi đùa là một điều quan trọng ngang bằng với tất cả những hoạt động khác mà chúng ta hoạch định cho bé. Bé chơi để vui và bé chơi để học. Bé không xem chơi đùa là phần tách biệt của cuộc sống của chúng mà chơi đùa là công việc nghiêm túc.

Lợi ích của chơi đùa

-  

Chơi đùa cho bé của chúng ta cơ hội thực hành những kỹ năng bé đã học

-  

Chơi đùa giúp bé nhớ những điều đã học

-  

Chơi đùa dạy cho bé những cách mới để sử dụng những kỹ năng

-  

Chơi đùa cung cấp nền tảng cho việc giao tiếp với những bé khác, chúng có rất nhiều cơ hội để chia sẻ, lắng nghe và trò chuyện với nhau

-  

Chơi đùa tạo cơ hội để chúng ta quan sát bé - để xem bé có dùng những kỹ năng mà chúng ta đã dạy bé và cũng để phát hiện những mặt bé cần được giúp đỡ nhiều hơn.

-  

Chơi đùa tạo cơ hội để học những kỹ năng mới và cũng là một dịp thích hợp để dạy

 

Các giai đoạn chơi đùa của

Hoạt động chơi của bé trải qua 5 giai đoạn kế tiếp nhau như sau:

Giai đoạn 1: Trò chơi khám phá, bé khám phá các vật khác nhau mà trước tiên là cơ thể của chúng, khuông mặt, bàn tay của mẹ, của cha, … rồi tiếp đến là các đồ vật khác trong tầm tay của bé. Bé khám phá bằng cách sử dụng các hành động chung như ngậm, lắc, đập, xem xét, bỏ rơi xuống đất, ném, sờ mó, … Các hoạt động này giúp bé khám phá tính chất hữu hình của sự vật.

     Giai đoạn 2: Trò chơi liên kết. Bé cố liên kết hai vật bằng cách đặt một vật vào trong hay lên trên một vật khác. Ví dụ thả khối gỗ vào trong cái lọ rồi đổ ra, …

     Giai đoạn 3: Trò chơi giả vờ một mình. Bé đã biết được chức năng nào đó của một đồ vật và sử dụng đồ vật đó một mình.Ví dụ bé giả vờ uống nước trong cốc.

     Giai đoạn 4: Trò chơi giả vờ đơn giản. Bé áp dụng hành động giả vờ với một vật khác. Ví dụ bé cho gấu bông ăn giả vờ hoặc đặt gấu bông vào xe tải để gấu lái xe

     Giai đoạn 5: Trò chơi giả vờ liên hoàn, bé tạo ra một loạt hay một chuỗi những hành động giả vờ đơn giản bé đã biết trước. Các đồ vật bé dùng cũng trở nên có nhiều tính giả vờ hơn, ví dụ thùng cacton trở thành xe tải, …

 

Dành thời gian để quan sát bé chơi

-  

Bé có sử dụng những kỹ năng chúng ta dạy cho bé không?

-  

Bé có ứng dụng những kỹ năng này với những đồ vật mới không?

-  

Bé có biểu lộ sở thích về những hoạt động đặc biệt chúng ta đã dạy bé không?

-  

Bé có gặp khó khăn với một hoạt động cụ thể nào không?

-  

Điều này có gợi ra một lĩnh vực mới bé cần học không?

-  

Bé có dùng những kỹ năng chúng ta đã dạy bé từ ba tháng trước không?

-  

Ba tháng trước bé làm được gì?

-  

Chúng ta có xác định được sự tiến bộ của bé không?

-  

Chúng ta có tự động viên mình rằng chúng ta đã làm được việc rất tốt không?

Khi quan sát bé chơi, chúng ta sẽ nhận thấy công lao khó nhọc của chúng ta trong thời gian qua mà không một mẫu đánh giá có thể so sánh. Qua đó, chúng ta cũng dễ dàng xây dựng được bước đi kế tiếp cho bé và cho chính chúng ta

 

Các bước xây dựng quan hệ hợp tác cùng con

Ø

Bước 1. Quan sát bé

Ø

Bước 2. Tiếp cận bé

Ø

Bước 3. Theo sau sự chủ động của bé

Ø

Bước 4. Trải ra và mở rộng ý định hoạt động/ý nghĩ của bé

Ø

Bước 5. Mở và đóng vòng giao tiếp với bé

Bước 1 - Quan sát bé.

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước thường xuyên bị quên lãng nhất. Khi người dạy cảm thấy có thể giành 20-30 phút liên tục để chơi với bé, hãy dừng lại và chú ý xem bé đang làm gì và thái độ của bé như thế nào. Liệu có phải bé đang chạy xung quanh và gây ồn? Hay đang đang ngồi lặng lẽ và giở trang sách? Chúng ta sẽ muốn tham gia với bé, mặc kệ bất cứ thứ gì xuất hiện trong đầu, bằng việc theo dõi cảm xúc và âm thanh của bé lúc đó.

 

Bước 2 - Tiếp cận bé.

Bây giờ người dạy tiếp cận, theo dõi âm thanh của bé, hãy tự hỏi xem chúng ta có thể tham gia vào với những lời nói và cử chỉ của bé không. Nét mặt và giọng nói của chúng ta có thể được dùng để tạo nên sự chia sẻ và sự thích thú của bé với những gì chúng đang làm.

Hãy TRÁNH: Sà xuống với thái độ và tiếng nói to, giọng nói ầm ĩ với bé trong thời gian chúng yên tĩnh sẽ khiến bé mất hết mong muốn hoạt động.

 

Bước 3 - Theo sau sự chủ động của bé.

Bé trở thành người chỉ huy và người dạy đóng vai trò là người giúp việc và người yểm trợ.Người dạy ở trong cuộc chơi để giúp cho sự quan tâm và sự chủ động của bé.Đây không phải là lúc dạy học. Bé sẽ học được qua chính hoạt động vui đùa và tương tác có mục đích giữa bản thân và người dạy.

     Người dạy cần ở đó để có được niềm vui từ những gì bé thích và để thể hiện cho bé thấy rằng chơi với bé theo cách đó thật tuyệt. Ngay cả khi chúng ta biết rằng những ý muốn của bé không thể thực hiện được, hãy cứ làm đến đâu thì đến! Bé sẽ kết nối xuyên qua tiếng cười vui sướng và ánh mắt riêng cho người dạy. Người dạy cần chuyển tải giúp bé cảm nhận được rằng “Chúng ta sẽ sẽ làm mọi điều mà bé yêu cầu (miễn là không làm ai đau/xúc phạm), chúng ta thích chơi với con và con có những ý tưởng thật tuyệt vời”. Vì vậy, hãy bắt đầu với bé bằng 3 sở thích và 3 thứ có thể làm cùng với mỗi sở thích đó.

Bước 4 - Trải ra và mở rộng tư duy của bé.

     Đây là cơ hội của người dạy giải thích, hướng dẫn mở rộng thêm cho con các nội dung liên quan đến hoạt động mà con đang thực hiện. Đó có thể là bày thêm cách chơi mới cùng với đồ chơi đó, hoặc lấy thêm những đồ chơi khác để bổ xung vào.  

 

Bước 5 - Mở và đóng vòng giao tiếp.

     Thời gian chơi đặc biệt để tạo mối quan hệ- một sự tiếp tục, nhịp nhàng tới lui, mở và đóng càng lúc càng nhiều các vòng, và một sự thoả mãn thực sự của khởi đầu tư duy và sự tương tác. Một thành tựu quan trọng của hoạt động này là để cho bé có phạm vi cảm xúc rộng.

     Quan trọng là bé được cho phép bộc lộ ra những chủ đề cảm xúc, với một người chơi đồng cảm (không cần thiết phải đồng ý) thì có khả năng hiểu tốt hơn cảm xúc. Chúng cũng nhận được một thông điệp rõ ràng rằng tất cả mọi cảm xúc đều tốt, việc có chúng không làm người ta trở nên xấu xa, và đó là cách phù hợp xã hội để đối phó với những cảm xúc như vậy trước khi chúng trở nên nặng nề hơn.

Ví dụ bé đang chơi với ô tô và phát hiện bị rơi mất một bánh xe. Có thể bé khóc, hoặc rên rỉ hoặc ném ô tô đó đi, người dạy cần bình tĩnh ở bên bé giải thích với lời nói nhẹ nhàng: “Con bực bội vì bánh xe bị rơi mất. Chúng mình cùng tìm nhé!” thay vì trách mắng bé.

 



 

MẪU GHI CHÉP SỰ TIẾN BỘ CỦA CON

Mẫu 1:

MẪU GHI CHÉP BÀI DẠY

TÊN BÀI HỌC: ………………………………………………..(trangsố …….…)

Những người dạy: 1) …………………………   2) ………………………….

Thời gian dạy:

Đồ dùng: ……………………………………………………………………………

Cách dạy: …………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Kết quả: Đ = Đạt, tự làm được;       C = cần giúp để làm;             K = không làm

Mục tiêu:

 

Các bước dạy

Kết quả mỗi lẫn dạy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Ví dụ mẫu      TÊN BÀI HỌC: Bài tập 6. Tập gấp giấy, vải (trangsố 38)

Những người dạy: mẹ và chị Bông

Thời gian và địa điểm dạy: Buổi tối, giờ chơi chung cả nhà (7g30 – 8g00), tại phòng khách

Đồ dùng: 1 tờ giấy trắng hoặc giấy bìa khổ vuông 20 x 20 cm có vẽ nét cần gấp

Cách dạy:

-         

Cho bé những tờ giấy báo cũ hay những mảnh khăn vải nhỏ.

-         

Dạy bé gập thành những hình dạng to nhỏ khác nhau.

-         

Dạy bé gấp đồ chơi: ngôi nhà, chiếc thuyền, bông hoa, …

Kết quả: Đ = Đạt, tự làm được;       C = cần giúp để làm;             K = không làm

Mục tiêu 1: Gấp khăn giấy vuông thành hình vuông nhỏ (gấp làm tư)

 

Các bước dạy

Kết quả (ngày/tháng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

20/ 4

21/ 4

22/ 4

23/ 4

24/ 4

27/ 4

28/ 4

29/ 4

30/ 4

1/5

1. Trải tờ giấy phẳng trên mặt bàn, một mép giấy trùng với mép bàn

C

C

C

C

C

C

Đ

Đ

Đ

Đ

2. Cầm 2 đầu mép giấy phía dưới gấp trùng khít lên mép phía trên, vuốt phẳng mặt giấytheo nét vẽ

K

K

C

C

K

C

C

C

C

C

3. Xoay tờ giấy theo nửa vòng tròn để mép ngắn trùng với mép bàn, vuốt phẳng mặt giấy

K

K

C

C

C

C

Đ

C

C

C

4. Cầm vào hai đầu mép giấy và gập lên sát mép giấy phía trên, vuốt phẳng mặt giấy theo nét vẽ

K

K

C

C

C

C

C

Đ

Đ

Đ

Ghi chú: Tiếp tục dạy thêm 10 ngày nữa. Để Tí tự làm bước 1 và bước 4, Bước 2 cần cầm tay Tí cùng làm, Bước 3 chỉ cần nhắc và làm cử chỉ là Tí hiểu và làm theo.

 

Mẫu 2: Hồ sơ can thiệp cá nhân (gửi file riêng)

HỒ SƠ

CAN THIỆP CÁ NHÂN

 

 

 

Tên trẻ:    …………………………………………

Nam / nữ:  ……

Ngày sinh: …………………………………………

 

 

Nhu cầu chính: ………………….………………………

Chẩn đoán: ………………………..……………………

…………………………………………………………

Học lớp ……………Trường: ……………………...…..

Địa chỉ gia đình: ............................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

Điện thoại liên hệ: ............................................................

email: ..............................................................................

Ngày lập kế hoạch:     ...................................................

Ngày báo cáo:                        ...................................................

 

 

 

Tháng .......... năm .....................



Mẫu a.                                                 ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN

Điểm mạnh

Điểm cần hỗ trợ

Sở thích của con:

Những điều con không thích hoặc sợ:

Vận động

 

Nhận biết

 

Giao tiếp và tương tác xã hội 

 

Ngôn ngữ hiểu và diễn đạt / khả năng lời nói

 

Tự phục vụ

 

Hành vi / tính cách

 

Các lưu ý (hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập, ...)

_________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________

Kết luận chung về huớng can thiệp cho bé:

__________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________

Phụ huynh

Giáo Viên dạy

Phụ trách chuyên môn

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

 



Mẫu b.            

MỤC TIÊU  DÀI HẠN (THÁNG) – Tháng ………. năm 20…… của ______________

Mục tiêu: ______ có thể (làm/nói, …)______ bằng cách _________________

Các bước nhỏ để đạt mục tiêu của tháng

(____ có thể (làm/nói, …) ________________________bằng cách ________________)

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

 

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

…………………………………………….…………………………………..……………

 

Ghi chú: đồ dùng cần chuẩn bị, các điều kiện để thực hiện kế hoạch

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN KHGDCN                                                       Chữ ký

- Trẻ:                       + trực tiếp thực hiện                                                                                                                                               

- Giáo viên:             + Hỗ trợ cá nhân tại trường                                                                                    

                                + Đánh giá kết quả thực hiện và trao đổi với gia đình                            

                                + Hướng dẫn PH thực hiện tại gia đình                                                  ____________________________________

 

 

- Phụ huynh:           + Hỗ trợ trẻ tại gia đình

                                 + Đánh giá Kết quả học tập                                                                    ____________________________________

 

 

- Nguời theo dõi chuyên môn:                                                                                                  ____________________________________



Mẫu c.             KẾ HOẠCH CAN THIỆP _________________________  của ________________________

Tuần từ: ……………đến …………    Kết quả:   K – Không làm                                         C1 – Làm có giúp đỡ/ít khi làm

C2 – Làm có nhắc bằng cử chỉ, hành động /thỉnh thoảng        C3  - Nhắc bằng lời nói/ làn nhiều lần                  Đ = Đạt, tự làm.

Hoạt động / Cách thực hiện / Đồ dùng

Ngày can thiệp

Nhận xét

Mô tả việc bé làm đuợc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nhận xét của giáo viên:

……………………………………………………...

……………………………………………………...

……………………………………………………...

Ý kiến của phụ huynh:

……………………………………………………...

……………………………………………………...

………………………………………………….....


Hà Nội, ngày ...... tháng......năm 20…..

Giáo viên dạy trẻ

Phụ trách Chuyên môn

Phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

 


           

Mẫu d.  BÁO CÁO TỔNG KẾT SỰ TIẾN BỘ CỦA ____________________ tháng …… năm 20…

Tiến bộ

Định hướng can thiệp

Chuẩn bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Định hướng can thiệp chung:

………………………………………………………….……………..……………………………………………

………………………………………………………….……………..……………………………………………

………………………………………………………….……………..……………………………………………

Lưu ý với gia đình:

………………………………………………………….……………..……………………………………………

………………………………………………………….……………..……………………………………………

………………………………………………………….……………..……………………………………………

………………………………………………………….……………..……………………………………………

Ý kiến của gia đình

………………………………………………………….……………..……………………………………………

………………………………………………………….……………..……………………………………………

………………………………………………………….……………..……………………………………………

 

Chữ ký của phụ huynh                                       Giáo viên dạy                       Phụ trách chuyên môn


 

 

BÀI TẬP THEO TỪNG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN

(Theo tài liệu của thầy Nguyễn Văn Thành chia sẻ cho nhóm Cha mẹ trẻ  tự kỷ Hà Nội mùa hè 2006)

NHÓM BÀI TẬP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG THÔ

Mục tiêu: Bé có thể di chuyển an toàn và linh hoạt trong các hoạt động đi, đứng, chạy nhảy, leo trèo, đạp xe ba bánh, chơi với bóng hoặc một số dụng cụ thể lực khác.

Cách thực hiện

 Bài tập 1: Đứng lên ngồi xuống theo nhịp điệu

-        

Hai tay cầm hai tay bé; có thể chơi 2 người hoặc trong nhóm 3 – 5 người.

-        

Nhún bé đứng lên ngồi xuống theo nhịp đếm hoặc hát nhưng không để bé ngồi chạm đất.

 

Bài tập 2: Chui qua “đường hầm “

-        

Cho bé chui qua khoảng không gian hơi tối (đường hầm mua sẵn hoặc kê ghế và  phủ chăn mỏng lên tạo thành đường hầm chui.

-        

Cha mẹ làm mẫu làm mẫu chui qua để cho bé bắt chước.

-        

Có thể để phần thưởng (thứ mà bé thích ở phía đầu chui ra của đường hầm)

 

Bài tập 3: Chơi với bóng hoặc khối tròn bằng đệm mút

-        

Đặt bé ngồi hoặc nằm trên khối tròn bằng mút

-        

Cha mẹ cầm tay bé rồi đưa đi đưa lại thật nhẹ nhàng theo nhịp đếm hoặc hát

-        

Đứng đối diện với con, cầm tay bé và dạy bé đặt chân lên quả bóng và lăn đi lăn lại thật nhẹ nhàng.

-        

Hướng dẫn bé nằm sấp, tay chống xuống đất, nâng đùi lên bằng quả bóng.

 


Bài tập 4: Chơi với túi vải:

-        

Đặt bé vào túi vải

-        

Cha mẹ hướng dẫn bé cầm miệng túi bằng hai tay, kéo cao ngang ngực

-        

Cha mẹ hướng dẫn bé chụm chân, nhún và nhảy lên phía trước từng bước một cùng túi.

-        

Khi mới tập, cha mẹ có thể trợ giúp bằng cách nhấc bổng bé lên rồi đặt xuống

 

Bài tập 5: Chơi với khối đệm nhún.

-        

Cầm tay bé và khuyến khích bé đứng nhún nhảy trên đệm

-                  

Hướng dẫn bé chống tay trên đệm, cha mẹ nắm hai chân bé và cùng bé di chuyển tiến hoặc lùi trên đệm

-        

Hướng dẫn bé lăn tròn trên đệm

 

Bài tập 6: Đi thăng bằng

-        

Băng ghế dài khoảng 2-3m, chiều rộng 15 – 20cm; đặt sát đất hoặc cao 20 – 30cm tùy theo tuổi của bé.

-        

Cầm tay bé khuyến khích bé bước đi theo chiều dài của băng ghế

-        

Động viên để bé tự bước đi trên băng ghế một cách thăng bằng và an toàn.

 

Bài tập 7: Vượt qua chướng ngại vật

-        

 Xếp đồ vật đồ dùng (hộp giấy, gấu bông, hộp nhựa…những thứ không nhọn, không gây nguy hiểm cho con) thành 2 đường song song

-        

Hướng dẫn bé trườn qua, với yêu cầu là không được để làm đồ chệch khỏi đường đã đặt đồ từ trước.

-        

Để phần thưởng của bé ở đầu bên kia đường di chuyển

Một số cách chơi mở rộng:

-        

Cất đồ đúng chỗ, tung đón bóng, tập thể dục, bước lên giường và bước xuống.

-        

Cầm đồ giơ lên cao đặt thấp xuống bắt chước theo cô, thả đồ vào hộp theo cô.

-        

Đi tiến, đi lùi, ngồi xổm; Thả đồ vào túi. …

-        

Đi đúng hướng: Đi qua hàng rào.Đi trên một đường thẳng

-        

Đứng lên, ngồi xuống; đi ngang, đi lùi, đi lên; đứng co một chân lên;Đá bóng

-        

Bước qua vật cản

-        

Đi bộ, chạy, đứng lên, nằm xuống,

-        

Chạy theo tín hiệu nhạc

-        

Nhảy qua chướng ngại vật.

 

NHÓM BÀI TẬP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TINH

Mục tiêu:  Bé có thể cử động tay linh hoạt và tự làm được một số việc bằng đôi bàn tay và sự phối hợp tay – mắt.

Cách thực hiện

Bài tập 1. Tập nhặt, xếp đồ chơi

-        

Thu thập nhiều loại đồ chơi: các khối gỗ, vỏ hộp, hột hạt, vỏ ốc biển, lá cây, ...

-        

Dạy bé nhặt lên và thả vào hộp sắt hoặc hộp gỗ. Nhắc bé lắng nghe tiếng động phát ra khi thả vật vào hộp. Lần lượt làm với tất cả các đồ vật, đồ chơi của bé, bắt đầu từ vật to đến vật nhỏ.

-        

Nếu bé không biết nhặt thì cầm tay và hướng dẫn bé đến khi bé tự làm được.

-        

Dạy bé lắc hộp để lắng nghe âm thanh phát ra.

-        

Hướng dẫn bé xếp thẳng theo hàng dọc, hàng ngang, theo hình mẫu có sẵn, …

-        

Cho bé chơi các trò chơi cần nhặt và bỏ đồ vật vào các rổ, túi hoặc xếp theo khối lớn (trò chơi đi chợ, nâu ăn, xây dựng, …)

 

Bài tập 2: Tập thả xu

-        

Giữ lại một vài hộp thiếc hoặc hộp nhựa có nắp nhựa, khoét 1 rãnh trên nắp giống như hộp tiền tiết kiệm.

-        

Thu thập những miếng đồ chơi dạng phẳng giống như đồng xu.

-        

Tập cho bé tìm đúng khe để thả lọt đồng xu vào trong hộp.

 

Bài tập 3: Tập xâu tháp trụ cao

-        

Thu thập các ống có lỗ rỗng: ống hút cỡ to, lõi cuộn chỉ, ống tre cắt khúc, …

-        

Dùng chiếc đũa hoặc cọc gỗ nhỏ đóng cố định trên 1 chân đế vững.

-        

Dạy bé nhặt từng miếng, lựa cho phần lỗ rỗng vừa vào miệng cọc rồi thả xuống

 

Bài tập 4. Tập xâu hạt

-        

Thu thập các loại hột, hạt có đục lỗ hoặc tận dụng lõi cuộn chỉ, ống hút

-        

Dùng một sợi dây cứng hoặc mềm để bé xâu hạt qua tạo thành vòng hoặc các trụ tròn nhỏ bằng gỗ gắn cố định để bé dễ xâu vào.

-        

Cầm tay bé bảo bé nhặt từng hạt lên câu vào trụ hoặc sợi dây.

 

Bài tập 5. Tập lồng hộp

-        

Chuẩn bị nhiều cốc, bát cùng cỡ; các hộp rỗng hình tròn hoặc vuông gồm nhiều cỡ khác nhau để lồng được vào nhau.

-        

Xếp các hộp vào nhau rồi tháo rời ra để bé quan sát.

-        

Đưa cho bé để bé làm lại. Giúp đỡ bé khi cần thiết.

-        

Bắt đầu với 2 chiếc lồng vào nhau.

-        

Tăng dần số đồ lồng vào nhau lên 3, 4 chiêc hoặc nhiều hơn.

-        

Làm một hộp gỗ có khoét nhiều lỗ thủng có các hình dạng khác nhau và những khối hình dạng tương ứng để bé thả vào và lấy ra

 

Bài tập 6. Tập gấp giấy, vải

-        

Cho bé những tờ giấy báo cũ hay những mảnh khăn vải nhỏ.

-        

Dạy bé gập thành những hình dạng to nhỏ khác nhau.

-        

Dạy bé gấp đồ chơi: chiếc thuyền, quả bóng, búp bê, …

 

 

Bài tập7. Tập nặn, vẽ, xé dán, …

-        

Làm đất nặn cho bé.

-                  

Hướng dẫn bé nặn các đồ chơi khác nhau: người, con vật, nhà, cái bánh, bát, thìa.

-        

Cho bé giấy báo cũ và hướng dẫn bé xé theo nhiều hình dạng khác nhau và dán thành những câu chuyện, …

 

Bài tập 8. Khám phá đồ vật

-        

Để các đồ vật quen thuộc trước mặt bé.

-        

Dạy bé sờ vào đồ vật, tập nói tên của chúng.

-        

Giải thích các đặc tính: cứng/mềm; nặng/nhẹ; nóng/lạnh, …

-        

Cho bé chơi trò chơi sờ đoán đồ vật trong túi vải kín mà không nhìn vào. Có thể bịt mắt và cho bé sờ đồ vật rồi đoán và nói cảm nhận của mình.

 

NHÓM BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP

-        

Những bài học lắng nghe, tiếp thu và hiểu biết ý nghĩa của một số tình huống trong cuộc sống hằng ngày,

-        

Những bài học bắt chước người khác về điệu bộ, cử chỉ… còn mang tên là « ngôn ngữ không lời »

-        

Những bài học chuẩn bị phát âm và sử dụng ngôn ngữ, nếu những cơ quan liên hệ đến vấn đề phát âm không bị thương tổn.

Nhóm bài tập về nghe và hiểu biết

Bài tập 1 : Ghi nhận và phát huy những phản ứng đối với những loại tiếng động và âm thanh, trong nhiều tình huống khác nhau.

Điều kiện làm việc: 2 người lớn (ba và mẹ hoặc cô và mẹ, ...), các loại dụng cụ như chuông, lúc lắc, trống, thanh la, kèn…

Một người lớn ở phía sau bé em, trong một lúc bất ngờ, tạo nên những tiếng động hay là những âm thanh khá mạnh.

Một người lớn quan sát bé và ghi nhận kết quả. Nếu bé có những phản ứng như giật mình, bịt tai, la ó… hãy lại gần giải thích sự kiện, tạo an toàn và khen thưởng.

 

Bài tập 2 : Phát hiện nguồn gốc của tiếng động và âm thanh.

Điều kiện làm việc vẫn giống như trong bài tập1.

Người gây ra tiếng động hoặc âm thanh, sau khi ghi nhận phản ứng của bé, lùi lại với những khoảng cách càng lúc càng xa, đối với vị trị hiện tại của bé.

Người lớn có nhiệm vụ ghi nhận phản ứng của bé, cần quan sát thêm: sau mỗi lần tiếng động xuất hiện, bé có phản ứng quay đầu nhìn về phía tiếng động không. Phản ứng phát hiện nguồn gốc của tiếng động như vậy bắt đầu từ vị trí nào và chấm dứt ở vị trí nào, với âm thanh của dụng cụ nào.

Trong mỗi bài học, sau khi bé có phản ứng, người lớn luôn luôn khen thưởng bé, bằng cách phản ảnh hoàn cảnh đang xảy ra và bộc lộ cho bé thấy niềm vui và sự hài lòng của mình

 

Bài tập 3 : Phản ứng khi được gọi bằng tên riêng của mình.

Thỉnh thoảng trong ngày, gọi bé bằng tên riêng, từ nhiều vị trí khác nhau, như khi ở trước mặt, khi ở bên cạnh, khi ra xa, khi lại gần… Mỗi lần, ghi nhận phản ứng của bé. Không quên khen thưởng, khi bé bộc lộ phản ứng tích cực.

 

Bài tập 4:« Hãy nhìn Mẹ (ba) đây này », và ghi nhận cách bé trả lời, đáp ứng

Vừa nói, vừa một tay che mắt lại, giả vờ trốn. Đưa ngón tay trỏ của tay kia chỉ vào miệng của mình.

 

Bài tập 5 : Hiểu và Dừng lại khi người lớn nói « KHÔNG »

Khi bé vừa có một hành vi «rối loạn», như đánh một em khác, ném hoặc hất đổ đồ chơi, …tức khắc nói « KHÔNG » một cách rõ ràng và nghiêm nghị.

Những cách làm :

-        

Khởi đầu càng sớm càng hữu hiệu, vừa khi hành vimới xuất hiện

-        

Vừa nói Không, vừa lại gần bé với thái độ bình tĩnh

-                  

Nếu bé còn tiếp tục, vừa đưa tay tách rời và ngăn hành vi. Tách rời khỏi đối tượng của hành vi (như bé bị đánh, đồ chơi bị ném xa…).

-        

Tuyệt đối không nói nhiều, để rồi bé không hiểu rõ chúng ta muốn nói gì.

-        

Vừa nói Không, vừa đưa ngón tay làm dấu « Không ».

-        

Nếu bé còn tiếp tục, cầm tay bé và tách rời chính em ra khỏi đối tượng.

-        

Tuyệt đối không dùng cách «đánh trống lảng», bằng cách trao một đồ chơi, vì đó là những hình thức củng cố và tăng cường hành vi, thay vì làm tan biến.

-        

Cách làm cuối cùng là cô lập bé, trong vòng tay cứng rắn của chúng ta.

Một cách đặc biệt, bài học về từ « KHÔNG » cần được tổ chức thường xuyên với những bé em có hành vi: tự hủy, tấn công bé em khác, lặp đi lặp lại.

 

Bài tập 6 : « Thôi, dừng lại »

Song song với bài học về từ « KHÔNG »,có giá trị rất quan trọng,trong lĩnh vực giáo dục và đời sống làm người, thỉnh thoảng trong ngày, trong tuần, cần tổ chức những trò chơi hay bài học « Dừng lại ».

Bài học này cần được tổ chức tập thể, để những bé đã tiến bộ có thể tác động và giúp đỡ những bé còn bé dại.

Phát cho mổi bé em một dụng cụ làm tiếng động, như gõ mõ, đánh trống, thổi kèn, quay lúc lắc… Ban đầu cô giáo hoặc cha mẹ làm nhạc trưởng ra lệnh cho bé chơi, với bàn tay ra hiệu. Giải thích cho bé hiểu về ý nghĩa của 2 cử chỉ « Bắt đầu » và « Dừng lại ». Một người lớn khác làm giám thị, có nhiệm vụ tịch thu dụng cụ và loại ra ngoài vòng khi bé nào không thi hành đúng hiệu lệnh « Dừng lại ».

Sau khi mọi người đều hiểu trò chơi và biết chơi, lần lượt một em được gọi lên bệ cao làm nhạc trưởng, một em khác cũng đứng trên bệ làm giám thị.

Trò chơi nầy cần được tổ chức nhiều lần, với tất cả mọi bé em cho đến khi mổi em có những khả năng sau đây :

-        

Biết dừng lại khi có hiệu lệnh,

-        

Biết điều khiển ban nhạc, với 2 mệnh lệnh « Bắt Đầu » và « Dừng Lại ».

-        

Biết phát hiện bạn làm sai nhịp chung.

 

Bài tập 7: Bài học “Hãy cho…”

Chuẩn bị và để sẵn trên bàn, gần bé em, những vật dụng như đồ chơi quen thuộc, con búp-bê, khối vuông, vòng tròn… Và gần chỗ của người lớn, cũng có những vật dụng giống y hệt như vậy.

Để cho bé em làm quen và chơi với các vật dụng, trong một chốc lát. Sau đó, một tay đưa ra trước, làm cử chỉ XIN, nói : « (Bi) hãy cho mẹ (cô) búp-bê ».

Đợi xem phản ứng của bé

Trường hợp bé không hiểu, cầm lên con búp-bê, với tay trái, và tay phải đưa ra trước : « Bi ơi, hãy cho mẹ/cô búp-bê ở bên cạnh con ».

Nếu bé vẫn chưa cho, chính người lớn làm động tác cho:«Mẹ/cô cho Bi búp-bê của mẹ … Và bây giờ, Bi cho mẹ/cô búp-bê của Bi đi ».

Với những bé em nhỏ, một người lớn dạy (mẹ) hay người trợ tá (ba hoặc anh chị của con) ở đằng sau, hướng dẫn con bằng tay. Sau 2 hoặc 3 lần, chỉ hướng dẫn bằng ngón tay trỏ.

Sau khi tổ chức bài học này trong vòng 2-3 phút, dù có kết quả tích cực hay không, chúng ta dừng lại ca hát, làm việc khác. Nhiều lần trong ngày và nhiều lần trong tuần, chúng ta lặp lại bài học, cho đền khi bé em biết cách làm.

Từ khi đó, chúng ta thay đổi các vật dụng, mỗi khi lặp lại bài học.

 

Bài tập 8: Bài học “Hãy để xuống” (Cách tổ chức bài học này cũng tương tự như trong bài học số 7.)

Tiến trình :

-        

Người lớn làm, bé bắt chước.

-        

Người lớn vừa ra lệnh bằng lời nói, vừa làm cử điệu bằng tay.

-                  

Người lớn ra lệnh, người phụ tá (bố, mẹ, …) hướng dẫn bé làm động tác « Để xuống ». Hướng dẫn bằng tay, cho đến khi bé hiểu cần phải làm gì. Sau đó chỉ hướng dẫn bằng bộ điệu.

-        

Khi bé đã biết làm, không còn hướng dẫn.

-        

Người lớn hãy biết chờ đợi, đừng quá thúc giục một cách vội vàng, hối hả.

-        

Người lớn cần biết nhìn, quan sát, khích lệ bằng ánh mắt và điệu bộ, thay vì nói quá nhiều.

-        

Trước mỗi bài học, chuẩn bị người phụ tá về cách hướng dẫn.

 

 

Bài tập 9: Bài học “Hãy đến đây …”

Sau khi bé đã biết đi, biết đứng, biết ngồi về mặt vận động, dạy thêm bài học: «Hãy đến đây… ».

-        

Ban đầu, giữa người lớn và bé chỉ có khoảng cách 2-3 mét, bé nhìn thấy người lớn.

-        

Càng ngày càng kéo dài thêm khoảng cách, từ đầu phòng đến cuối phòng.

-        

Cuối cùng bé không nhìn thấy người lớn, chỉ nghe tiếng gọi, từ một nơi khác : « Bi ơi, đến đây với mẹ /cô, …».

 

Bài tập 10: Bài học “Hãy Đứng lên, hãy Ngồi xuống, …”

-        

Ban đầu vừa dùng lời nói, vừa làm dấu hiệu « Đứng » và « Ngồi ». Cô giáo ở trường và cha mẹ ở nhà cần thống nhất với nhau, trong cuốn sổ liên lạc tùy thân, về những cử điệu cơ bản này.

-        

Tổ chức bài học, với một người phụ tá ở bên cạnh bé. Lúc đầu, sau khi nghe lệnh của người hướng dẫn (mẹ hoặc cô), người phụ tá(ba hoặc người lớn khác) hãy làm, không cần chờ bé. Sau khi bé đã biết làm, làm sau bé một vài giây. Thỉnh thoảng giả vờ quên xem bé có nhắc mình không.

-        

Nếu bé vẫn không làm theo, người trợ tá hướng dẫn bằng tay, lần lần chuyển qua bằng cử điệu mà thôi.

-        

Vào giai đoạn cuối cùng, khi bé đã hiểu và biết làm, gọi bé ra xa, tại nơi không có ghế ngồi, đoạn ra lệnh :« Hãy ngồi xuống », và quan sát phản ứng của con có biết tìm về chỗ ngồi của mình hay không (hay là tìm một chỗ ngồi khác).

 

Bài tập 11: Nhận biết những phần khác nhau của thân thể

Nói với bé : « Tí ơi, đưa tay chỉ mũi nằm đâu ». Vừa nói, người lớn vừa chỉ mũi của mình. Nếu cần, nhờ người phụ tá ngồi bên cạnh bé và hướng dẫn.

Từ từ giảm đi những điệu bộ và cách hướng dẫn.

Sau đây là những phần thân thể quan trọng :

-        

chân

-        

cánh tay

-        

tay

-        

ngón tay

-        

đầu gối

-        

bụng

-        

ngực

-        

ngón tay cái

-        

ngón tay trỏ

Cuối cùng tập cho con làm động tác CHỈ, với ngón tay trỏ mà thôi.

 

Bài tập 12: Nhận biết và thực hiện những động tác với các phần khác nhau của thân thể

Cách tổ chức bài học này hoàn toàn giống như các bài học trước: vừa nói, vừa làm, dùng thêm người hướng dẫn, cuối cùng chỉ dùng lời nói mà thôi…

Sau đây là những động tác, mà bé em cần học và làm thành thạo

-        

đưa 2 cánh tay lên trên cao

-        

đưa tay phải vẫy qua vẫy lại

-        

vỗ tay vào bàn

-        

vòng tay lại

-        

vỗ hai tay với nhau

-        

đưa chân lên cao

-        

khi ngồi, đưa chân nầy đụng chân kia

-        

nắm tay lại thật chặt

-        

mở tay ra

-        

há miệng ra to, ngậm kín miệng lại

-        

mở mắt ra, nhắm mắt lại…

 

Bài học 13: Nhận biết, phân biệt, cầm lấy và trao cho người khác những đồ vật quen thuộc nhưng có hình thức khác nhau

Để gần bé một số dụng cụ, ban đầu sắp thành hàng 4-5 đồ vật tối đa. Dần dần tăng số lượng và đặt để các vật liệu tách rời khỏi nhau, nhưng không sắp xếp theo thứ tự.

Cách làm:

-        

“Tí, tìm và đưa cho mẹ cái ô tô”.

-        

Khen thưởng, khi bé làm đúng.

-        

Nói “Không phải, đây là chiếc vòng. Con hãy nhìn và tìmô tô”, khi bé làm sai.

-        

Khi bé làm sai nhiều lần (hơn 2 lần), chỉ giữ lại 2 dụng cụ rất quen thuộc mà thôi. Sau mỗi lần, thay đổi 2 dụng cụ này với 2 dụng cụ khác.

-        

Từ từ đi lên 3 rồi 4 đồ vật khác nhau…

Nguyên tắc cần thực hiện: tạo mọi điều để cho bé thành công. Nếu cần, hãy trở lui với những giai đoạn mà bé đã thành công một cách dễ dàng trước đây. Có thành công, bé mới phát huy lòng tự tin, vui thích và hứng thú.

Nguyên tắc thứ hai cần tôn trọng là không bao giờ quá kéo dài thì giờ làm việc và tăng lên độ khó quá nhanh chóng. Một cách ngắn gọn, DỪNG LẠI, trước khi bé bước qua NGƯỠNG CHỊU ĐỰNG.

Nguyên tắc thứ ba là vừa làm vừa chơi, làm một cách hứng thứ như chơi. Và chính cô giáo hay là cha mẹ là trò chơi lớn lao nhất, có khả năng tạo vui thú cho bé. Nhờ vậy bé mới thích học để biết, như lòng mong đợi của cha mẹ và giáo viên…

 

Bài học 14: Kết hợp 2 vật dụng lại với nhau – Chú trọng vào vị trí đặt vật

-        

“ Con hãy bỏ chiếc banh vào TRONG hộp”…

-        

Đặt búp mê nằm TRÊN trên giường,

-        

Bỏ hạt cườm vào TRONG ly nhựa,

-        

Để cuốn sách lên TRÊN bàn viết,

-        

Xếp hình khối vào TRONG hộp nhựa…

 

Bài học 15: Biết phân biệt để chọn lựa – Chú trọng lựa chọn vật

Trong bài học này, có thêm một đồ vật thứ ba, để con học phân biệt trước khi chọn lựa, không thể làm theo thói quen.

-        

(búp-bê, ô tô, cái hộp) : “Con hãy bỏ Ô TÔ vào trong hộp”.

-        

(hạt cườm, chiếc ly, cái muỗng):chiếc ly trong cái thau.

-        

(con gà, con bò, chiếc giỏ): con gà trong giỏ.

 

Bài tập 16: Thay đổi những động tác

-        

ném quả bóng ra xa

-        

đưa chân đá bóng về phía trước

-        

bỏ tờ giấy vào giỏ rác

-        

há miệng ra

-        

để cuốn sách trên bàn của cô

-        

đi đóng cửa lại

Lặp lại mỗi động tác 3-4 lần, tổ chức bài học này nhiều lần trong ngày và trong tuần, cho đến khi bé không còn do dự.

 

Bài tập 17: Sơ đồ Thân Thể

Bài này tiếp nốicác bài số 11 và 12. Ở đây, chú trọng vào những thành phần thoát khỏi tầm mắt của bé. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, chúng ta vừa ra lệnh, vừa làm trên người chúng ta, để giúp bé vừa nghe, vừa nhìn, vừa bắt chước.

Sau khi bé đã quen thuộc với cách làm, chúng ta chỉ dùng lời nói mà thôi.

“Con chỉ cho bố (mẹ, cô) …..”

-           

đầu

-           

mắt

-           

miệng

-           

mũi

-           

tóc

-           

răng

-           

lưỡi

-           

lưng

-           

ót

 

Bài tập 18: Di chuyển từ nơi này đến nơi khác

Trong giai đoạn đầu, có người phụ tá hướng dẫn.

Sau khi bé đã làm quen với những nơi khác nhau trong nhà hoặc sân, chúng ta bảo bé đến những nơi khác như phòng tắm, nhà chú Ba, di Năm, ...

Một vài ví dụ:

-        

“Con hãy đi đến cửa ra vào…”

-        

đến cửa sổ,

-        

đến bàn nước,

-        

đến phòng tắm,

-        

đến hồ bơi,

-        

đến nhà bếp…

Khi bé di chuyển, người lớn quan sát, theo dõi hoặc nhờ người khác quan sát giúp

Bài tập 19: Đi đến một nơi và mang về một đồ vật lấy từ nơi ấy

Ví dụ:

-                    

Con đi qua phòng ăn, lấy mang về cho mẹ một cái muỗng.

-                    

Em ra chỗ treo áo, lấy chiếc mũ của em đem về đây.

-                    

Con ra ngoài vườn, mời ba vào ăn cơm,

-                    

Con vào phòng khách, lấy cái ly cho mẹ…

 

Bài tập 20: Phát âm, bắt chước các con vật quen thuộc

Khi bé bập bẹ một cách tự phát, người lớn bắt chước và khuyến khích bé kéo dài thêm, một cách vui thú.

Bắt chước những tiếng mèo kêu, chó sủa, chim hót, em bé khóc…

Tổ chức trò chơi với một vài bé khác, để bé bắt chước nhau, như giả bộ khóc hu hu, cười ha ha, thút thít.

 

Nhóm bài tập phát triển kỹ năng Bắt Chước

Bài tập 21: “Hãy nhìn ...”

      Xem lại bài học số 4 ở trên. Bài học “Hãy nhìn Mẹ…” phải được bắt đầu rất sớm, được chừng nào hay chừng ấy

-           

Người lớn dùng đôi môi làm tiếng động, để giúp bé chú ý đến miệng của mình, cầm tay bé đưa lên miệng hôn.

-           

Rồi từ miệng, giúp bé đưa tay chạm cằm, tai, tóc… trước khi đưa tay tiếp xúc với mắt người lớn và nhìn người lớn.

-           

Ngày ngày lặp đi lặp lại những động tác nho nhỏ như vậy, nhất là khi cho bé ăn, khi chơi cùng bé. Không nên lo lắng hay buồn phiền mà luôn tin rằng bé cảm nhận được tình cảm yêu thương mà mình đang trao cho bé

 

 

Bài tập 22: Học chơi như cô, như mẹ, như ba, như anh/chị, ...

-                        

Mẹ đẩy một chiếc xe về phía con, ba cầm tay giúp con đẩy chiếc xe trả về cho mẹ

-           

Đẩy quả bóng tròn

-           

Đưa tay vỗ vào mặt trống

-           

Rung chuông nho nhỏ

Khi bé đã bắt đầu biết làm, người giúp bé chỉ dùng lời để khuyến khích.

 

Bài tập 23: Học làm những động tác

-           

mở cuốn sách ra,

-           

thả rơi một hạt đậu và ly nhựa,

-           

đưa tay vào hộp lấy trái banh,

-           

vỗ hay gõ vào mặt bàn, mặt trống,

-           

lấy nắp đậy chiếc hộp,

-           

ngồi trong lòng ba, lòng mẹ, lòng cô…tập chồng một khối vuông lên trên khối vuông khác,

-           

đưa tay sờ tai, sờ mũi…

-           

vẫy tay chào,

-           

vỗ hai tay…

 

Bài tập 24: Các cử động môi miệng để chuẩn bị phát âm

-           

le lưỡi như….

-           

há miệng ra to như…

-           

thổi tắt ngọn nến như…

-           

chu hú miệng như…

-           

gây tiếng bập bập với đôi môi như…

-           

đưa lưỡi liếm môi trên,

-           

liếm môi dưới,

-           

liếm môi dưới,

-           

le lưỡi qua mặt và qua trái…

 

Bài tập 25: Tập phát âm

-           

Phát âm “A, A…” như…

-           

Phát âm “Ô, Ô…”như…

-           

I, I, I…

-           

E, e, e, ...

-           

Mơ, Mơ, Mơ…

-           

Pờ…

-           

Bờ…

-           

Cờ…

Bài tập 26: Chuẩn bị tập phát âm các từ

-           

gọi BA, BA,BA… như…

-           

gọi Mẹ như…

-           

làm bò rống BÒ… như…

-           

làm mèo kêu MEO… như…

-           

làm gió thổi VÙ, VÙ … như…

-           

làm chó sủa Vâu Vâu… như…

 

3.1.        

Nhóm bài tập về diễn tả và thông đạt

Bài tập 27: Phát âm theo yêu cầu

Suốt một ngày hay một tuần, tập trung vào việc lắng nghe, quan sát và ghi nhận tất cả mọi âm thanh mà bé có thể phát ra khi chơi một mình, cũng như khi trao đổi với người lớn cũng như với bạn bè.

Liệt kê một cách đầy đủmọi âm thanh, vào một cuốn tập, ghi thêm đầy đủ những điều kiện và hoàn cảnh xuất hiện. Dựa vào đó, chúng ta sẽ lần lượt yêu cầu bé phát ra lại những âm thanh, trong bản liệt kê số 1.

Cách làm:

-        

Giai đoạn Một: Trở lại với bài học bắt chước với tất cả mọi âm thanh để kiểm tra khả năng của bé. Người lớn làm, bé bắt chước. Kiểm tra lại từng âm thanh.

-        

Giai đoạn Hai: Người lớn chỉ yêu cầu bằng lời nói, bé phát âm.

-        

Giai đoạn Ba: Sau độ một tuần làm việc, như đã lên kế hoạch trong giai đoạn Hai, người lớn làm lại một bản liệt kê số 2, gồm có những âm thanh mà bé phát ra một mình, khi được yêu cầu.

-        

Giai đoạn Bốn: Liên tục trong một thời gian, yêu cầu bé phát ra lại các âm thanh, cho đến lúc nhuần nhuyển, với từng âm thanh trong bản số 2 .

 

Bài tập 28: Ghép lại các âm thanh theo từng cặp thành một từ có ý nghĩa

Ví dụ: BỐ- MẸ, XE-MÌ…

Dựa vào những kết quả ấy, chụp những tấm ảnh của bố và mẹ, tìm ra những hình của bánh mì và chiếc xe, để cho bé nhìn và phát âm.

Cách tổ chức bài học:

-              

Chúng ta đưa ra 1 trong 4 tấm ảnh và hỏi: Ai? Cái gì?

-              

Khi bé đã học và có khả năng phát âm một cách dễ dàng với mỗi hình ảnh trên đây, chúng ta ghép lại hai hình với nhau, để bé nhìn, đưa tay chỉ và phát âm, như: Bố Mẹ, Xe Mì.

 

Bài tập 29: Gọi tên những đồ dùng, con vật và người quen thuộc khi nhìn ảnh

Mỗi ngày làm việc với bé chỉ độ 5 phút, cho đến khi bé trả lời một cách dễ dàng 2 câu hỏi, trước mỗi tấm hình: “Ai đây? Cái gì đây?”

Từ những bài học này, bé sẽ ngày ngày mở rộng thêm những chân trời ngôn ngữ của mình.

 

 Bài tập 30.Tập chào hỏi và trò chuyện ngắn

-              

Gọi tên bé, chào và dạy bé chào mỗi khi gặp mặt và trước khi đi khỏi chỗ của bé.

-              

Chơi cùng với bé và trò chuyện với bé về đồ chơi bé đang chơi: nó dùng để làm gì?, có màu gì? Có hình gì? Con có thích không?, …

-              

Dạy bé cách hỏi xin và đưa đồ chơi cho người khác khi được hỏi xin.

 

Bài tập31. Tìm kiếm bạn cùng chơi với bé

-              

Khuyến khích anh chị em trong nhà tham gia vào các trò chơi với bé.

-              

Tổ chức các trò chơi cần nhiều bé tham gia và gọi thêm anh chị em hoặc bé con hàng xóm chơi cùng với bé.

 

Bài tập 32. Đi ra ngoài

-              

Dẫn bé đi dạo ở quanh nơi nhà ở của bé.

-              

Dạy bé biết chảo khi gặp gỡ người xung quanh.

-              

Nói với bé về các sự vật nhìn thấy trên đường đi: cây cỏ, ao hồ, con vật, chim, cá, mặt trời, mưa, gió, …

-              

Hỏi lại bé về những gì đang nói, giải thích thêm những điều bé muốn biết.

-                              

Hướng dẫn bé đặt câu hỏi hoặc tập kể lại sự việc, diễn đạt cảm xúc của mình với mọi người.

Sau khi bé đã nhuần nhuyễn những bài học trên,chúng ta trở về với những bài tập phát triển nhận thức. Từ đây, bài học sẽ có mục tiêu là dùng ngôn ngữ để trả lời những câu hỏi như: Ai đây? Cái gì đây? Người ấy làm gì? Ở đâu? …

 

NHÓM BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Mục tiêu:Bé được phát triển về trí tuệ và học hỏi như mọi bé em khác.

Cách thực hiện

Bài tập 1. Xếp hai vật hoàn toàn giống nhau

-        

Đặt trước mặt bé 2 chiếc đĩa bằng giấy và bảo: "Con hãy xếp chúng lại với nhau".

-        

Nếu bé còn phân vân, cha mẹ làm thử một lần cho bé thấy.

-        

Sau đó, tách rời các đĩa ra từng chiếc một và đặt để mỗi đĩa ở một nơi, và lặp lại lời chỉ dẫn.

-        

Nếu bé thành công, hãy khen. Nếu bé chưa làm được, chúng ta cầm tay hướng dẫn.

-        

Sau đó, làm bằng điệu bộ cho đến khi bé làm được.

Mở rộng: khi bé đã làm thành thạo với 2 vật, yêu cầu bé thực hiện với 3 vật, …

 

Bài tập2. Thả 2 hạt cườm hoàn toàn giống nhau vào bình hay hộp nhựa trong suốt

-        

Yêu cầu: Cũng có thể dùng 2 khối vuông nhỏ, hay là 2 hạt đậu lớn. Chiếc bình hay hộp cần có miệng rộng.

-        

Sau lời chỉ dẫn, chúng ta hãy làm mẫu một lần. Khi bé tự làm được với 2 hạt, chúng ta có thể tăng số lượng dần dần, từ 3 đến 5 hạt.

Bài tập 3: Tách rời 2 ly nhựa hay 2 đĩa giấy.

-                  

Đặt trước mặt bé 2 chiếc đĩa hay 2 ly nhựa chồng lên nhau và yêu cầu: “Con hãy tách 2 chiếc ly này ra”.

-        

Hãy làm mẫu một lần.

-        

Với bé còn khó khăn, hãy cầm tay hướng dẫn, sau đó chỉ dùng động tác và lời nói.

-        

Khi bé làm được với 2 chiếc, chúng ta có thể tăng dần lên tới 5 chiếc.

 

Bài tập 4: Lựa chọn và xếp lại những vật tương tự

-        

Đặt trước mặt bé một khay nhựa chứa nhiều viên sỏi, và một khay khác có nhiều nút chai (cúc áo, vỏ sò, kẹp phơi đồ) hay là một thứ khác tương tự.

-        

Đưa cho bé một viên sỏi và bảo: “Con hãy nhặt những viên sỏi như thế này”.

-        

Sau đó, đưa thêm một nút chai và bảo bé bỏ nút chai vào khay có những nút chai.

-        

Sau khi bé đã hiểu cách làm, chúng ta có thể đưa cho bé:

+                     

lần thứ nhất: 2 viên sỏi và 1 nút chai,

+                     

lần thứ hai: 2 viên sỏi và 2 nút chai,

+                     

lần thứ ba: 3 viên sỏi và 3 nút chai trộn lẫn vào nhau,

+                     

lần thứ tư: nhiều viên sỏi và nút chai, với số lượng không đồng đều nhau.

 

Bài tập 5: Lựa chọn và Xếp vật dụng khác nhau

-                  

Chúng ta sử dụng 2 loại vật dụng khác nhau để sắp xếp vào trong 2 hộp hoặc 2 khay giống nhau.

-        

Đặt để trước mặt bé 3 chiếc xe ô-tô nhỏ và 3 hạt cườm (hoặc viên bi), cùng với 2 khay hay là 2 hộp nhựa. Bảo con xếp xe ô-tô vào một hộp, và xếp hạt cườm vào một hộp khác.

-                  

Hãy làm mẫu một lần và lặp lại lời chỉ dẫn. Sau khi con làm được, hãy tăng dần độ khó:

- lần thứ nhất: đưa cho bé 4 ô-tô và 4 hạt cườm,

- lần thứ 2: tăng dần lên tới 6 đơn vị, trong mỗi loại,

- Sau cùng, dùng 3 vật dụng khác nhau, với 3 chiếc hộp hoàn toàn giống nhau.

 

Bài tập 6:Sắp xếp bằng cách so sánh 3 hình khối với 3 hình thể khác nhau và 3 kích thước khác nhau.

-        

Đặt trước mặt bé 3 tấm bìa có vẽ sẵn 3 hình khác nhau: tròn, vuông và tam giác với 3 kích thước khác nhau.

-        

Đưa cho bé 3 hình khối với 3 hình thể tròn, vuông và tam giác.

-        

Bảo bé xếp khối tròn lên tấm bìa có hình tròn, khối vuông trên tấm bìa có hình vuông và khối tam giác trên tấm bìa có hình tam giác.

Làm mẫu một lần với tiến trình:

- lần thứ nhất: dùng 3 hình khối có 3 màu khác nhau. Trên mỗi tấm bìa có hình vẽ được tô màu giống như hình khối.

- lần thứ 2: dùng lại 3 hình khối có 3 màu khác nhau. Trên mỗi tấm bìa, chỉ tô màu theo màu của hình khối, các đường khung của hình vẽ mà thôi.

- lần thứ ba: không tô màu các đường khung của hình vẽ trên tấm bìa, chỉ có đường khung màu đen trên cả 3 tấm giấy.

 

Bài tập 7: Phân phối đồng đều

-        

Đưa cho bé 2 viên sỏi và 2 ly nhựa hoàn toàn giống nhau.

-        

Bảo bé bỏ vào trong mỗi ly nhựa một viên sỏi.

-        

Làm mẫu một lần cho bé thấy. Bảo bé: “Con hãy bỏ một viên sỏi vào một ly nhựa”. Nếu bé bỏ cả 2 viênt vào trong một ly duy nhất, chúng ta vừa đưa tay làm dấu và vừa nói “không phải”. Làm lại cho đến khi bé làm được.

Sau khi bé thành công với 2 viên sỏi và 2 ly, chúng ta có thể tăng lên 3, rồi 4, 5. Với bao nhiêu viên, chúng ta dùng bấy nhiêu ly nhựa. Nếu bé đã biết bên trái và bên phải, hãy bảo bé bắt đầu bên trái và lần lượt đi qua phải. Tuy nhiên, chúng ta không nên cố gắng với cách làm này đối với bé còn khó khăn.

 

Bài tập 8. Dùng các hộp đựng trứng trong siêu thị.

Để bé lặp lại tác động phân phối trên với các loại hộp đựng trứng trong các siêu thị:

- lần thứ nhất: dùng hộp có 6 ô và trao cho bé 6 hạt cườm, nói: “Hãy đặt vào trong mỗi ô 1 hạt cườm”. Ban đầu, để cho bé tự làm, dần thử đề nghị làm từ trái qua phải. Xong hàng trên, đi xuống hàng dưới. Tuy nhiên với bé chưa xác định được trái và mặt, trên và dưới, chúng ta không nên quá cố gắng.

- lần thứ 2, sau khi bé thành tựu công việc với hộp trứng có 6 ô, chúng ta trao cho bé hộp trứng có 12 ô với 12 hạt cườm. Thể thức tiến hành hoàn toàn giống như trên.

 

Bài tập 9.Phân phối và xếp loại bằng cách so sánh và phân biệt 2 màu sắc khác nhau (xếp loại theo một tiêu chuẩn)

Yêu cầu: Trong trò này, cha mẹ dùng những vật dụng hoàn toàn giống nhau về hình thức và kích thước, chỉ khác nhau về màu sắc. Ban đầu dùng 2 màu sắc khác biệt như màu đỏ và màu xanh dương.

 Tiến hành: Trao cho con 2 quả bóng, một đỏ và một xanh dương cùng 2 hộp màu đỏ và xanh dương. Nói: “Con hãy bỏ quả đỏ vào hộp đỏ, quả xanh vào hộp xanh”. Sau khi bé làm được với 2 đơn vị, chúng ta có thể tăng dần tới 7 đơn vị với 7 màu khác nhau. Từ lần thứ 2 hay thứ 3 trở đi, không dùng loại hộp có màu sắc thích hợp với vật dụng được phân chia, chỉ dùng một loại hộp giống nhau cho bất cứ màu nào. Vật dùng để xếp loại, theo tiêu chuẩn màu sắc có thể là những đồ chơi nhỏ như: xe ôtô, máy bay, hạt bi…

 

 

Bài tập 10:Trò chơi lô-tô

Sau khi bé đã có khả năng so sánh và xếp lại với nhau 2 đồ vật cụ thể hoàn toàn giống nhau, ba mẹ sử dụng 2 hình ảnh hoàn toàn giống nhau để chơi trò lô-tô.

-        

Một tấm giấy cứng và lớn có nhiều hình ảnh được sắp xếp theo hàng và theo cột.

-        

Bên cạnh có những tấm hình ảnh riêng biệt.

-        

Yêu cầu con chọn 1 hình ảnh rời và tìm 1 ô vuông trên khung mẫu có hình ảnh hoàn toàn giống như vậy, và đặt chúng chồng lên.

Thay vì mua sắm những trò chơi lô-tô có sẵn trong các siêu thị, cha mẹ hoặc giáo viên có thể tự làm những tấm lô-tô với các hình ảnh quen thuộc và có cỡ lớn thích hợp với bé. Có thể dùng:

- lô-tô về màu sắc,

- lô-tô về loài vật, rau, hoa, …

- lô-tô về các vật dụng quen thuộc,

- lô-tô về vị trí,

Mỗi khung mẫu có 4 hoặc 6 ô hay là nhiều hơn, tùy vào lứa tuổi và mức độ phát triển của con.

 

CÁC TRÒ CHƠI CẤP 2

Bắt đầu từ cấp này, chỉ khi nào bé thực hiện được các bài tập trên, mới tiếp tục cho bé tập các bài tập tiếp theo dưới đây, hoặc nếu phụ huynh có khả năng, có thể thêm, bớt độ khó để vừa tầm với mức phát triển của bé.

Bài tập 11: So sánh và xếp loại theo tiêu chuẩn lớn nhỏ

-        

Ban đầu chúng ta khởi sự với những khối vuông.

-        

Đưa cho bé 2 khối vuông với kích thước khác nhau, yêu cầu bé xếp một khối vuông lớn vào trong một hộp có sẵn một vài khối vuông lớn.

-        

Sau đó, xếp khối vuông nhỏ vào hộp thứ 2 có sẵn một vài khối vuông nhỏ.

-        

Lặp đi lặp lại 2 hoặc 3 lần. Sau mỗi lần, thay đổi chỗ các hộp, cho đến khi bé thành thạo.

 

Bài tập 12 So sánh và xếp loại theo cỡ

-                  

Trong trò 12, bé sắp xếp chỉ 2 khối vuông. Ở cấp 2 này, bé có nhiều đơn vị lớn và nhỏ trộn lẫn.

-        

Ban đầu, trong mỗi hộp có sẵn một khối làm mẫu.

-        

Khi bé đã hiểu thế nào là lớn và nhỏ, chỉ có 2 hộp trống, để bé chọn lựa hộp nào dành cho cỡ lớn, hộp nào dành cho cỡ nhỏ.

-        

Những vật liệu được dùng có thể là khối vuông, bóng, nút áo…

 

Bài tập 13: Xếp loại theo cỡ (3)

Ở cấp ba này chúng ta có thể dùng các loại hộp có nắp đậy. Hình thức các hộp giống nhau nhưng kích thước khác nhau. Trao cho bé 2 hộp và 2 chiếc nắp đậy khác nhau và bảo: “Con hãy lấy nắp đậy các chiếc hộp lại. Mỗi hộp có một chiếc nắp riêng”.

- Lần thứ nhất, chọn 2 cỡ rất khác nhau và dễ phân biệt,

- Lần thứ 2, chọn 2 cỡ gần khác nhau,

- Lần thứ ba, chọn 2 cỡ gần tương tự.

 

Bài tập 14:Xếp loại theo cỡ (4)

-  

Dùng 2 ly nhựa có 2 cỡ khác nhau và bảo bé: “Con hãy lồng ly nhỏ vào trong ly lớn”
Ban đầu, dùng 2 ly có 2 cỡ rất khác nhau.

-  

Lần thứ 2, thêm 1 chiếc ly có cỡ trung bình.

-  

Lần thứ ba, tăng số lượng lên 4 và nhiều hơn.

 

Bài tập 15: Nhận biết tiếng kêu của động vật

Có 3 cách:

- Cách thứ nhất, làm một tiếng kêu như: “gâu gâu, meo meo, cúc cù cu…” rồi hỏi bé: “Con vật nào kêu như thế?”. Bé sẽ tìm một trong 3 con vật bằng gỗ hay cao-su có sẵn trước mặt và đưa lên.

- Cách thứ 2, cầm con vật bằng gỗ và hỏi: “Con vật này kêu thế nào?”. Bé cần bắt chước tiếng kêu của con vật đó.

- Cách thứ ba, đưa lên hình ảnh của con vật và yêu cầu bé làm tiếng kêu.

Hãy bắt đầu với những con vật quen thuộc và gần gũi như gà, vịt, chó, mèo, lợn…

 

Bài tập 16: Nhận ra những âm thanh

Bắt đầu với những dụng cụ thông thường như chuông, còi, lúc-lắc, trống, sáo...

- Bước thứ nhất: để sẵn trước mặt bé 2 hoặc 3 dụng cụ quen thuộc. Đằng sau một tấm màn, thầy hoặc cô có một bộ dụng cụ giống hệt. Thầy cô thổi một tiếng sáo. Sau đó yêu cầu bé: “Hãy phát ra một âm thanh giống như cô”. Nếu bé làm đúng, khen thưởng ngay. Nếu bé làm sai, khuyến khích bé hãy lắng nghe hoặc cất tấm màn che để cho bé thấy dụng cụ trên tay của chúng ta để bắt chước.

- Bước thứ hai: Sau khi bé đã thành công bước thứ nhất, chúng ta đưa lên hình ảnh của dụng cụ và yêu cầu bé phát ra một âm thanh, với dụng cụ có sẵn ở trước mặt.

- Bước thứ ba là trở lại với tấm màn che để giúp bé lắng nghe và phát ra một âm thanh tương tự.

- Bước thứ tư, chúng ta cất đi những vật dụng cụ thể, và yêu cầu bé làm một cử điệu như rung chuông, thổi sáo…khi nhận ra âm thanh của chuông và ống sáo.

 

Bài tập 17: Chuẩn bị học vẽ và học viết

Trên mặt tấm bảng trước mặt bé, chúng ta treo sẵn thành hàng một số hình ảnh quen thuộc mà bé đã như cuốn sách, chiếc bàn, trái banh lớn, cái chén, cái đĩa, con mèo…

Hỏi: “Chiếc bàn nằm ở đâu? Con hãy lên lấy bút màu làm một dấu x ở bên dưới.”

Chúng ta cũng có thể thêm: dấu x màu đỏ ở dưới hình chiếc bàn, dấu x màu vàng dưới hình con mèo…, để bé có thể nhận ra các bút màu khác nhau.

 

Bài tập 18: Ý thức về sơ đồ thân thể

Bảo bé: “Hãy nhìn và làm theo”:

- đưa 2 tay lên cao,

- đưa 2 tay đụng đầu,

- đưa tay mặt đụng trán,

- đưa tay trái đụng tai trái,

- ngồi xuống,

- đứng lên

- đưa 2 tay đụng mặt đất

- đưa tay mặt đụng vai bên trái,

- đưa tay trái đụng tai bên mặt,

- đưa 2 tay đụng đầu gối…

Sau khi bé đã biết bắt chước và nhận biết các phần của thân thể, cho bé làm và ra yêu cầu. Người hướng dẫn cũng nên bắt chước. Cuối cùng, chỉ ra yêu cầu để bé làm, hoặc cũng có thể cho cho bé ra lệnh, mình thực thi.

 

Bài tập 19: Xếp thành đôi

Ba mẹ bày một cách lộn xộn những chiếc giày, chiếc dép và chiếc vớ. Bảo bé sắp xếp lại thành đôi đúng chỗ và thích hợp, theo cỡ, theo màu, theo hình thức…

 

Bài tập 20: Kết ráp những thành phần lại với nhau của một tấm hình.

-        

Chọn trong báo những tấm hình lớn, cắt và dán vào những tấm bìa dày.

-        

Sau đó lại cắt ra thành 4-5 mảnh.

-        

Bảo bé kết ráp các mảnh lại với nhau cho đúng vị trí.

-        

Nếu bé lúng túng, lấy một tấm hình giống vậy để làm mẫu.

-        

Dần dần, cất mẫu đi để bé có thể hình dung, phỏng đoán, tìm kiếm.

-        

Lúc đầu chỉ cắt làm đôi, sau đó là 4, rồi 6, rồi cắt các miếng to nhỏ, hình dáng khác nhau. Khi bé đã làm quen với cách làm, có thể chọn nhiều nội dung, với số lượng các mảnh càng ngày càng tăng.

Bài tập 21: Đo dung lượng

Dùng các cốc nhựa trong suốt và ghi ở ngoài một lằn mức rõ ràng. Bảo bé rót nước vào ly cho đến lằn mức được ấn định trên mỗi ly. Thay vào nước, chúng ta có thể dùng các loại hạt khác nhau hoặc cát biển…

 

Bài tập 22: Sắp xếp các hình theo thứ tự thời gian

Với máy ảnh, chúng ta có thể tạo nên những bộ hình ảnh từ 3 đến 4 tấm để bé sắp xếp từ trái sang phải, theo trình tự thời gian.

Ví dụ:

-        

tấm thứ nhất, con đi ra tiệm bán kem;

-        

tấm thứ hai, con mua một cây kem nơi bà bán hàng;

-        

tấm thứ ba con trả tiền;

-        

tấm thứ bốn con bắt đầu ăn kem; tấm thứ năm, con chỉ còn một nửa cây kem.

Với những bài tập trên, chúng ta có thể sử dụng để giúp bé phát huy tư duy “không lời”. Mục tiêu chính là dưới hình thức vui chơi, cha mẹ hay giáo viên với những dụng cụ có sẵn trong tầm tay có thể làm rất nhiều điều giúp bé vượt qua những khó khăn trong học tập và phát triển tư duy. Chúng ta có thể vừa làm, vừa chơi và nhất là tạo sự hứng khởi cho bé.