Error message

  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).
  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).

Điều hòa cảm giác

Chế độ điều hòa cảm giác là một phương pháp được áp dụng cho trẻ tự kỷ để nhằm giúp cho hệ thần kinh của trẻ ổn định, hoạt động có tổ chức và tăng khả năng tập trung. Theo đó khi áp dụng phương pháp này, phụ huynh hoặc các chuyên gia sẽ lập ra trước một lịch trình bao gồm một chuỗi các hoạt động giác quan được thực hiện trong ngày. Điều này sẽ giúp trẻ giảm cảm giác lo âu, bồn chồn, tăng khả năng tiếp thu và thích ứng với những hoạt động mới mẻ trong ngày.

điều hòa cảm giác

Tại sao lại cần chế độ điều hòa cảm giác ?

Hệ thần kinh của trẻ tự kỷ thường không tiếp thu và xử lý hiệu quả các thông tin do các giác quan thu nạp được trong môi trường (ánh sáng, âm thành, mùi vị). Có những thời điểm trẻ rất nhạy cảm nên tiếp nhận quá nhiều các thông tin này khiến trẻ cảm thấy bị quá tải. Nhưng cũng có những thời điểm thông tin mà trẻ tiếp nhận được quá ít, không đủ các kích thích để trẻ có thể cảm nhận được chính xác điều gì đang xảy ra. Nó khiến trẻ thấy lo âu, bồn chồn, mất bĩnh tĩnh.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp nhận thông tin từ môi trường sống qua hệ thống các giác quan. Hệ thống đó có 7 giác quan, bao gồm;

  • Vị giác
  • Xúc giác
  • Khứu giác
  • Thị giác
  • Thính giác
  • Giác quan giúp cho con người điều khiển một bộ phận nào đó của cơ thể để thích ứng với môi trường bên ngoài   
  • Giác quan giúp cho con người giữ được sự thăng bằng và ước định khoảng không chung quanh để di chuyển

Trẻ có khó khăn trong xử lý các cảm nhận qua giác quan có thể chia làm hai loại khái quát mà chúng ta sẽ bàn sâu thêm ở phần sau là:

  • Quá nhạy
  • Quá trơ

 A. QUÁ NHẬY

Khi trẻ không thể loại bỏ những cảm nhận đầu vào không quan trọng hoặc phù hợp, trẻ sẽ xử lý quá nhiều các thông tin cảm nhận đầu vào.  Hiện tượng này thường được gọi là Quá nhậ.

Hệ thần kinh trung ương của trẻ quá nhậy cảm thường lưu nhận các cảm nhận quá sâu đậm.  Vì bị quá ngợp và quá kích thích, trẻ này thuwongf phản ứng tiêu cực như khó chịu, bực dọc hoặc cảm thấy bị đe dọa.  Quá nhạy cảm sẽ khiến trẻ dễ mất tập trung, độ tập trung quá ngắn.  Trẻ không thể tập trung vào thông tin cần thiết và luôn bị mất tập trung bởi những kích thích mới.

Trẻ có thể phản ứng quá thái với những gợi ý không lời và phản hồi một cách nôn nóng hoặc không thân thiện, như quá nhạy cảm với sự phật ý của người khác, kể cả đó không nhằm vào trẻ.

1.   Nhạy cảm với các kích thích đến các giác quan

Trẻ mà nhạy cảm với các kích thích có xu hướng dễ bị mất tập trung và có thể tăng động.  Trẻ liên tục bị mất tập trung bởi những kích thích mới thu nhận được.  Chúng rất khó có thể loại bỏ những thông tin thu nhận vào để tập trung làm xong việc đang cần làm.  Chúng cần ở trong môi trường tĩnh lặng và không có những kích thích mới thì mới làm việc ở mức tối ưu.  Trẻ này có thể cảm thấy một huých như thể mình bị đẩy ngã, một tiếp xúc thân mật như là bị tấn công, hoặc có thể phản ứng với các tình huống mới và người mới rất tiêu cực hoặc bướng bỉnh (đá người khác) hoặc có thể sợ hãi và quá cẩn trọng (đóng cửa với thế giới bên ngoài).

2.  Lẩn trốn các cảm giác:

Trẻ lẩn trốn các cảm giác chủ động tìm cách làm giảm cường độ và tần suất của các cảm nhận kích thích thu nhận vào.  Trẻ phản đối những thay đổi và lập ra những qui tắc cứng nhắc để tạo ra một môi trường có thể dự đoán trước với các cảm nhận mà trẻ có thể dung nạp được.  Những trẻ này có thể có bề ngoài lờ vờ và hờ hững.  Trẻ này thường tránh cho mình không phải tiếp xúc với quá nhiều cảm nhận và tránh không muốn bị tiếp xúc ngoài da và phải vận động vì trẻ không dung nạp được chúng.  Trẻ này có thể sẽ bị cáu bực nếu bị thay đổi nề nếp sinh hoạt, tiếng ồn quá to và những nơi quá đông người.

B. QUÁ TRƠ Ì CÁC CẢM NHẬN

Khi trẻ thu nhận được quá ít thông tin vào và vì thế các sự việc không tạo được ấn tượng cho trẻ, người ta gọi hiện tượng này là quá trơ ì cảm nhận.

Trẻ này ghi giữ thông tin kém sâu đậm hơn các trẻ khác.  Trẻ không nhận đù thông tin cảm nhận từ các sự việc hàng ngày.  Vì thế trẻ cần nhiều kích thích hơn để có thể giữ mình ở mức độ tỉnh táo như người binh thường khác.

Trẻ này cũng có thể khó khăn trong việc hiểu các giao tiếp bằng cử chỉ.  Trẻ có thể bỏ qua các cử chỉ giao tiếp mà các trẻ khác nhận ra dễ dàng, hoặc có thể phản ứng chậm với những chỉ dẫn không nói ra thành lời hoặc hiểu sai những gợi ý không lời như nhướn mày hay tiếng gào của một con vật.

điều hòa cảm giác

1.  Tìm kiếm cảm giác:

 Trẻ này thường chủ động tìm kiếm các cảm nhận đầu vào để kích thích hệ thống giác quan của mình.  Trẻ tìm kiếm các kích thích cảm nhận ở mức độ nhiều hơn trẻ thường khác.  Trẻ tìm cảm giác thường rất hiếu động, luôn khám phá môi trường, chân tay bứt rứt không yên và tính tình sôi động.

Những trẻ này thường đòi hỏi thêm nhiều các kích thích cảm nhận trong cuộc sống hàng ngày để thỏa mãn nhu cầu cảm nhận của chúng.  Trẻ này cần ở trong môi trường thích hợp để nhận đủ những kích thích này.  Giúp trẻ đáp ứng được những nhu cầu này sẽ giúp trẻ có thể chú ý đến những nhu cầu khác, như làm bài trên lớp.

2.   Lưu giữ thông tin vào kém:

Trẻ này ngược lại với trẻ tìm cảm giác.  Trẻ ghi nhận rất mờ nhạt những cảm giác và chấp nhận điều tiết các cảm nhận.  Trẻ không chủ động khám phá môi trường.  Trẻ không chủ động làm trước, có xu hướng thụ động, dễ bị mệt mỏi và có vẻ ngoài hờ hững.

Trẻ này cũng cần một môi trường có nhiều kích thích tập trung để làm trẻ tỉnh táo sống động hơn.  Việc hòa nhập tham gia của trẻ này đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn trẻ thường.  Trẻ phải rất quan tâm thích thú hoặc vô cùng tỉnh táo thì mới có thể đủ tập trung chú ý và tham gia vào hoạt động đuợc.

Trẻ này có thể thường xuyên sờ, gõ, đâm sầm vào và vấp vào các đồ vật vì điều khiển vận động không được tốt lắm, vì phản hồi từ các giác quan kém.  Những trẻ này thường hay làm mình bị đau vì phối hợp cơ thể kém và cảm nhận sự đau đớn kém.  Trẻ lưu giữ cảm nhận kém có thể hay khép mình, và khó khăn trong việc hòa nhập, hoặc có vẻ thu mình lại hoặc quá bận rộn với thế giới của riêng mình.

 C. Vai trò của các giác quan trong việc học hỏi

Các giác quan có một vai trò quan trọng trong quá trình học hỏi.  Vì thế nó sẽ có hệ quả nếu trẻ có vấn đề về sử lý các cảm nhận qua giác quan.  Các vấn đề này ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ thông tin, lọc bỏ nhưng thông tin ngoài lề và ở trong tình trạng tỉnh táo nhất để có thể tập trung làm việc cần làm.  Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ trong lớp học vì việc hỏi phụ thuộc nhiều vào những khả năng này.  Giáo viên cần hiểu các cảm nhận đầu vào có ảnh hưởng thế nào đến mức độ tỉnh táo của học sinh.

D. Liên hệ giữa độ tỉnh táo với sự tập trung và làm chủ hành vi.

Cơ thể con người cần được cung cấp liên tục các thông tin qua các giác quan để làm việc.  Wilbarger đã miêu tả “thực đơn các cảm quan” như là nhu cầu của từng cá nhận được có “một lượng nhất định các hoạt động và cảm nhận để cảm thấy tỉnh táo, linh hoạt điều chỉnh bản thân và khéo léo”.

Khi đã trưởng thành, chúng ta thường không cần nhiều cảm quan đầu vào như trẻ, ví dụ người lớn thường không thèm muốn được ngồi xích đu (kích thích cơ quan tiền đình) như trẻ em.  Tuy nhiên người lớn luôn được thỏa mãn các nhu cầu về các cảm quan.  Nhu cầu này sẽ thay đổi theo hoàn cảnh.  Ví dụ, để giữ cho bản thân tỉnh táo trong suốt buổi họp, chúng ta có thể nghịch một cái bút chì, nghịch tóc, chà xát lên mặt, thay đổi tư thế ngồi, hoặc tìm thứ gì đó để nhai nhằm làm tăng độ tỉnh táo.  Sau một ngày căng thẳng, để làm dịu bản thân, chúng ta có thể ngồi nghỉ ở một chiếc ghế mềm dễ chịu, và lắng nghe nhạc chậm, êm ái.  Những phản ứng này để thỏa mãn các giác quan, được xã hội chấp nhận và phù hợp với tình huống.

Trẻ có khó khăn về xử lý các cảm nhận qua giác quan thường không thể tự thỏa mãn nhu cầu cho các giác quan của mình và cần người khác phải làm gì đó giúp chúng.  Chúng ta có thể làm việc này qua hai cách.  Một là ở cấp độ nhận thức (từ tư duy đến cơ thể), cách nữa là ở cấp độ của các cơ quan giác quan (từ cơ thể đến tư duy).

Cách “từ tư duy đến cơ thể” là khi ta bảo trẻ, “nếu con ra khỏi chỗ ngồi lần nữa, con sẽ không được ra chơi”.  Trẻ có vấn đề về điều tiết mong muốn của mình sẽ phản ứng với việc này bằng cách ép mình tuân theo bằng cách liên tục nhắc bản thân “mình phải ngồi yên, mình phải ngồi yên”.  Kết quả là chúng sẽ ngồi yên tại chỗ trong thời gian yêu cầu, nhưng vì chúng quá bận tâm với việc nhắc nhở bản thân, chúng không còn có thể làm được việc gì trong thời gian đó nữa.

Cách “từ cơ thể đến tư duy” là khi trẻ cứ ngọ nguậy ở chỗ ngồi của mình hoặc thậm chí chạy ra khỏi chỗ ngồi và cố gắng thỏa mãn nhu cầu cảm nhận của các cơ quan giác quan bằng cách chạy quanh phòng.  Giáo viên sẽ nhận ra và hiểu rằng nếu cho trẻ đi bộ một lúc và mang một vật hơi nặng thì sẽ cung cấp đủ kích thích để sau đó trẻ chịu ngồi yên.  Giáo viên sẽ bảo trẻ mang  ít sách ra thư viện.  Trẻ trở lại lớp học và lúc này sẽ ngồi yên đuợc trong lớp và hoàn thành bài tập ngay.  Cách từ cơ thể đến tư duy thỏa mãn nhu cầu cảm nhận của các giác quan và vì thể giúp trẻ tập trung được ngay vào bài học.

Hầu hết các trẻ không có vấn đề xử lý các cảm nhận qua giác quan đều có thể làm chủ được mức độ tỉnh táo của mình cũng như thỏa mãn nhu cầu của các giác quan bằng cách “từ tư duy đến cơ thể”.  Trẻ có khó khăn trong xử lý các cảm nhận qua giác quan chỉ có thể học hỏi tốt nhất khi các nhu cầu cảm nhận của các giác quan được thỏa mãn.  Điều có thể làm được bằng con đường “từ cơ thể đến tư duy”.

E. Điều chỉnh các kích thích đến các giác quan

Thường thì, trẻ khi đi học phải tự điều tiết mức độ tỉnh táo của mình để phù hợp với các thời điểm khác nhau trong ngày.  Ví dụ, để chuyển từ “giờ chơi” (trạng thái nhiều tiếng ồn, huyên náo, hiếu động) sang giờ trong thư viện (trạng thái yên ắng, ít hoạt động, ngồi yên), học sinh buộc phải điều tiết mức độ tỉnh táo của mình cho phù hợp với hoàn cảnh.  

Một số ví dụ về các hoạt động giác quan:

Nhóm hoạt động cơ bản:

– Tạo áp lực sâu, mát xa

– Cho trẻ nằm hoặc ngồi trên những chiếc gối xốp, to

– Vỗ nhẹ nhàng lên đùi hoặc chân của trẻ.

– Bế ẵm trẻ hoặc cho trẻ ngồi lên xích đu thực hiện đung đưa nhẹ nhàng.

– Bôi kẽm dưỡng lên làn da của trẻ.

– Chiếu ánh đèn dịu nhẹ hoặc cho trẻ nghe những giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng, chậm rãi.

– Xoa bóp các khớp hoặc giúp trẻ kéo dãn các cơ

Hoạt động tăng cường:

– Cù nách trẻ

– Cho trẻ ăn kẹo dẻo hoặc nhai kẹo cao su

– Thực hiện các hoạt động như nâng vật nặng, nhảy dây, kéo, đẩy

– Đá bóng hoặc ném bóng

– Cho trẻ ngửi hoặc nếm vùi vị hương mạnh như nước hoa, bạc hà

– Bật nhạc âm lượng lớn, giai điệu nhanh

 Những hoạt động điều hòa cảm giác  bao gồm đu đưa trên võng, xoay vòng tròn trên ghế, chà xát các bộ phận trên cơ thể, và những hoạt động về thăng bằng. Những hoạt động này co thể khắc phục những suy giảm thần kinh gây nên những vấn đề về vận động cảm giác thường thấy ở nhiều trẻ tự kỷ. Hay nói cách khác, điều hòa cảm giác  không được thiết kế để dạy trẻ những hoạt động thể chất hay vận động mới mà để điều chỉnh những rối loạn chức năng vận động-giác quan cơ bản ẩn sau tự kỷ nhằm tăng cường năng lực tiếp thu những hoạt động mới của trẻ.