Error message

  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).
  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).

Tăng động giảm chú ý (ADHD)

CHỨNG TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ EM

Rối loạn tăng động giảm chú ý (tiếng Anh: Attention-deficit hyperactivity disorder-ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Các triệu chứng trên lan toả trong nhiều môi trường và kéo dài ít nhất sáu tháng. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.

Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Tỷ lệ trên toàn cầu cho trẻ em vào khoảng 5% và thay đổi trong biên độ tương đối rộng do còn tùy thuộc vào phương pháp tiến hành trong nghiên cứu. Lứa tuổi hay mắc là từ 8 đến 11, trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm, ở tuổi 20 tỉ lệ mắc còn chừng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%.

Tuy tỷ lệ trẻ bị bệnh ngày càng cao, nhưng trong nhiều cộng đồng xã hội người ta vẫn chưa biết đến, kể cả những cộng đồng có liên quan trực tiếp như ngành giáo dục và y tế. Đối với họ, những đứa trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý không phải là những bệnh nhân mà đơn giản chỉ là những trẻ chưa được giáo dục tốt hay là kỷ luật chưa đúng mức . Đây có thể xem là một bệnh thiểu năng của trẻ ở dạng tiềm ẩn. Và nếu như những trẻ tăng động giảm chú ý không được quan tâm và có chiến lược điều trị đúng đắn, di chứng của nó để lại sẽ là một nhân cách chống đối xã hội như trộm cắp, đánh nhau, đua xe, phạm pháp và cả ma tuý, thuốc lắc… 

Thế nào là một trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý? 

+ Thời gian chú ý : 

   Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường khó tập chung chú ý trong một khoảng thời gian nào đó. Chúng thường dễ bị chia trí bởi những tác động bên ngoài, chẳng hạn như tiếng ồn hoặc sự chuyển động và xao nhãng những công việc đang làm. Những sự khuấy động trong khi trẻ đang tập chung như thế có thể làm cho “ngắt mạch’’ và trở nên mơ màng, mông lung trong thế giới riêng của nó. 

+ Mức độ hoạt động : 

   Thường thì những trẻ mắc chứng này đều có mức độ hoạt động cao hơn so với trẻ cùng độ tuổi . Chúng hoạt động không ngơi nghỉ lúc nào cũng cựa quậy và rất khó ngồi yên được một lúc lâu. Chúng không tập chung chú ý nhiều đến một hoạt động cụ thể mà luôn luôn di chuyển sự tập chung chú ý sang nhiều hoạt động liên tiếp. 

+ Tính hấp tấp :

    Phần lớn những trẻ em này, đặc biệt đối với những trẻ hiếu động, thường hay tỏ ra bốc đồng và hăng hái. Chúng luôn tìm một việc gì đó để làm tiếp theo, và cứ thế là làm, không cần suy nghĩ xem việc chúng đang làm là việc gì. Hậu quả là chúng sẽ phải gặp những trục trặc, không những là về mặt hành động mà còn cả về mặt suy nghĩ. Chúng là những trẻ chỉ nghĩ theo ngẫu hứng và thường làm hư việc , không biết sắp đặt và không làm theo những công việc hàng ngày đã dự tính trước. Tính bốc đồng của chúng thường đưa đến những hoạt động sai lầm, chẳng hạn như nói dối, ăn cắp, hoặc thậm chí là những hoạt động phạm pháp không nghiêm trọng lắm như đốt cháy, đánh nhau … 

+Sự phối hợp động tác: 

   Người ta thường dùng từ “trẻ vụng về “ để chỉ chứng này vì trẻ biểu hiện quá nhiều trục trặc trong sự phối hợp. Nó đòi hỏi hực hiện động tác chính xác mà trong đó trẻ gặp trở ngại, từ những việc tầm thường như mặc áo, đánh răng , rửa mặt cho đến viết chữ xấu… Gặp khó khăn trong phối hợp động tác thông thường cũng rất hay thấy, làm trẻ chậm tiếp thu và không thể thực hiện được những hành động tự chủ một mình như đi xe đạp chẳng hạn. Trẻ mắc chứng này không thể nhảy lò cò, nhảy dây, nhảy cao hoặc kém phát triển các kỹ năng như đá bóng hoặc bắt bóng. 

+Trí nhớ tạm thời : 

   Trẻ mắc chứng này đặc biệt gặp khó khăn trong việc lưu giữ thông tin nghe hoặc nói, do đó, khi chúng học được một điều mới nếu khoảng một hai tuần sau điều đó được nhắc lại chúng cũng không thể nào nhớ lại, củng cố điều đã học. 

+ Ương ngạnh : 

   Đa số trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thường có biểu hiện cá tính ương ngạnh .Chúng thường có thái độ cố chấp và phản kháng lại những sự thay đổi của mội trường chung quanh hoặc thay đổi của những sự việc mà chúng đã quen thuộc . Chúng cảm thấy làm những công việc mà chúng thường làm sẽ dễ hơn, và vì thế, chúng rất miễn cưỡng phải chấp nhận sự thay đổi. Điều này đưa đến những cơn bốc đồng và thay đổi tính khí. 

+ Những biểu hiện cảm xúc khác : 

   Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường dễ có khuynh hướng hay gây gổ, sinh sự với người khác. Do đó, chúng sẽ thường xuyên bị hăm doạ hơn những trẻ khác dù ở ngay chính trong môi trường của chúng. 

Để phản ứng lại chúng có thể có hai thái độ: hoặc là tự rút lui chịu thua, hai là tìm cách gây hấn. Điều này ảnh hưởng tới tính tự tin của trẻ. Do đó, khi chơi chung với bạn bè cùng lứa, chúng thường tỏ ra thiếu tự tin, và trong trường hợp mức độ thiếu tự tin trở thành nghiêm trọng, chúng sẽ mắc chứng hoang tưởng. 

+ Giấc ngủ: 

   Ở trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý, trong giấc ngủ của chúng hay bị xáo trộn . Tuy nhiên, cũng có những trẻ vẫn có thể ngủ rất say. Nhưng dù ngủ say hay không chúng cũng có những biểu hiện đáng chú ý: Những trẻ ngủ say thì lại là những đứa hay mớ hoặc thường bị ác mộng hoặc bị mộng du, trong khi những trẻ khó ngủ thì lại hay giật mình thức giấc . Cũng có nhiều trẻ mắc chứng dậy rất sớm vào buổi sáng.

+Thèm ăn :

    Những trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý cũng thường bị rối loạn trong việc thèm ăn. Trẻ hiếu động thái quá sẽ bị thèm ăn và thèm uống rất nhiều hơn trẻ thường, vì chúng cần rất nhiều năng lượng để hoạt động . Cũng có một trẻ ít ăn hoặc rất kén ăn, chỉ có thể ăn được một số thức ăn mà chúng ưa thích . Phần lớn những trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường bị rối loạn thèm ăn rất sớm, ngay từ khi còn bé. 

+Lời nói : 

   Một nét khá nổi bật trong phần lớn những trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý là chúng diễn đạt từ ngữ chậm. Những trẻ này phát triển khả năng nói bình thường như những trẻ khác vào những năm đầu, nhưng về sau thì khả năng phát triển đó chậm lại, đặc biệt là trong cấu trúc câu và diễn đạt bằng lời nói, có thể trẻ phát âm rất khó khăn và có trẻ có tật nói lặp. Những trẻ chậm biết nói thuộc loại này, về sau khi đi học thường khó khăn trong việc học tiếng, nhất là các môn tập đọc, tập viết và tập nói. 

   Những trình bày trên là biểu hiện chính của bệnh tăng động giảm chú ý, không phải mọi trẻ tăng động đều có tất cả các triệu chứng trên, dù sao những trẻ này đều có hầu hết các triệu chứng ấy vào lúc này hay lúc khác của từng giai đoạn như là một phần của sự xuất hiện các trở ngại.