Error message

  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).
  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).

Đội ngũ giảng viên

I. Về chuyên môn và các chương trình can thiệp, giáo dục, trị liệu cho trẻ tự kỷ 

       Về chuyên môn: Nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc, tiến hành các hoạt động từ tổ chức thi, xếp lịch thi, chấm bài thi, theo đúng quy định của trung tâm, báo lên Giám đốc những vấn đề chuyên môn giáo viên còn yếu và thiếu để hỗ trợ đào tạo kịp thời. Thực hiện phân cấp, giao một phần việc chuyên môn cho giáo viên quản lý làm việc như: Lên lịch thi, chấm điểm đối với một số bài thi, một số buổi hướng dẫn chuyên môn giáo viên, phụ huynh. Trung tâm luôn  đảm bảo giờ học cho từng trẻ với mỗi lựa chọn (học bán trú hay học theo giờ) theo đúng giờ học của mình, thực hiện dạy bù giờ, thêm giờ đối với các cháu còn thiếu giờ (chủ yếu do nghỉ học), không để cho trẻ thiếu giờ học. Giám Đốc Trung tâm trực tiếp phân lịch học cho học sinh, phù hợp với từng trình độ, từng giáo viên dạy trẻ giáo viên dạy trẻ.  Trung tâm cập nhật phần mềm thời khóa biểu giúp cho việc phân lịch học của học sinh đảm bảo thuận tiện, đúng thời gian học, giờ học của trẻ tương ứng với mỗi giáo viên. Bên cạnh đó, trung tâm liên tục cử giáo viên đi học các khóa bồi dưỡng, đào tạo của các chuyên gia trong và ngoài nước về các phương pháp can thiệp mới. Tham gia các nghiên cứu trong những hội thảo quốc gia và hội thảo quốc tế về trẻ tự kỷ và giáo dục hòa nhập nhằm học hỏi tri thức khoa học mới về giáo dục đặc biệt.
 
       Các chương trình và phương pháp được ứng dụng tại trung tâm: Rối loạn phổ tự kỷ là một hội chứng chứ không phải là bệnh, do vậy không có một phương pháp riêng lẻ nào có thể chữa khỏi mà cần phải kết hợp nhiều phương pháp, chương trình cùng cùng nhau. Tại trung tâm các trẻ tự kỷ được tham gia trị liệu y tế nhằm giải quyết những phương pháp can thiệp cho rằng rối loạn phổ tự kỷ là một dạng khó khăn về thể chất. Các chương trình trị liệu tập trung vào chế độ ăn kiệng, vật lý trị liệu, bấm huyệt, massage khí công, trị liệu giác quan,… Bên cạnh đó là kết hợp các chương trình và phương pháp khác phân tích hành vi ứng dụng ABA và  và can thiệp hành vi ngôn ngữ ABA /VB; Trị liệu và giáo dục cho trẻ tự kỷ và trẻ có khó khăn về giao tiếp TEACCH; phát triển mối quan hệ xã hội; Mô hình DIR/ Flootime; Hệ thống giao tiếp bằng trao đổi hình ảnh Pecs- Picture Exchange Communication System; Phương pháp tâm vận động; Âm ngữ trị liệu; Trị liệu âm nhạc, trị liệu hội họa; Phương pháp nhóm,…
 
II. Vấn đề phối hợp giữa trung tâm, gia đình và các lực lượng trong việc can thiệp, giáo dục và trị liệu cho trẻ tự kỷ
 
1. Ý nghĩa của sự phối hợp
 
       Để trẻ tự kỷ có thể được giáo dục và sớm hòa nhập cộng đồng cần được nhiều các lực lượng khác quan tâm, giúp đỡ cùng tham gia làm công tác giáo dục với nhà trường. Muốn dạy trẻ tự kỷ đạt hiệu quả cao cũng cần phải có sự hỗ trợ của các chuyên gia đa ngành. Phối hợp quan hệ với cộng đồng còn nâng cao nhận thức của cộng đồng về trẻ tự kỷ. Khi có sự phối hợp nhóm, các cá nhân thường đưa ra quyết định đúng đắn hơn, tạo nên tính đồng nhất, đạt được sự nhất trí chung.
 
2. Nội dung của sự phối hợp
 
       Phối hợp trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục cho trẻ tự kỷ, phối hợp trong việc thực hiện nội dung giáo dục trẻ tự kỷ, phối hợp trong việc đưa ra yêu cầu cho trẻ tự kỷ, phối hợp trong việc áp dụng phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ, phối hợp trong chi phí, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ tự kỷ ở trường cũng như ở nhà và tại cộng đồng.
 
       Một số biện pháp nhằm nâng cao sự phối hợp giữa gia đình và trung tâm trong giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ
 
Về phía Trung tâm
 
- Nâng cao nhận thức về vai trò và vị trí của gia đình trong quá trình trị liệu cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Sự tiến bộ của trẻ có được hay không phụ thuộc rất nhiều vào gia đình, gia đình là lực lượng quan trọng số 1 đối với quá trình can thiệp của trẻ
 
- Tổ chức các lớp học nhằm cung cấp cho cha mẹ những kiến thức tổng quát về các dấu hiệu của rối loạn tự kỷ, dấu hiệu chậm phát triển, các giai đoạn giao tiếp của trẻ và những kỹ năng tiền ngôn ngữ cũng như các cách can thiệp rối loạn phổ tự kỷ, dấu hiệu chậm phát triển, các giai đoạn giao tiếp của trẻ và những kỹ năng tiền ngôn ngữ.
 
- Bên cạnh đó, lớp tập huấn sẽ hướng dẫn cha mẹ tạo cơ hội cho trẻ chơi, các kỹ năng cần thiết với người chăm sóc, những đồ chơi phù hợp. Quan trọng hơn là cách giúp trẻ giao tiếp cùng mọi người, cùng bạn bè, nhấn mạnh đến việc cải thiện giao tiếp cho trẻ.
 
- Cung cấp cho gia đình về đặc điểm tâm sinh lý trẻ tự kỷ, kỹ năng chăm sóc, giáo dục cũng như các phương pháp khoa học trong can thiệp cho trẻ tự kỷ để tránh được những hao tổn về kinh phí khi lựa chọn các phương pháp chưa được kiểm chứng. Đặc biệt luôn cập nhật, tiếp cận các chương trình, phương pháp mới, điều chỉnh linh hoạt phù hợp với từng trẻ. Ở mỗi chương trình, phương pháp, Trung tâm đều lựa chọn nghiên cứu để phân xem cái gì dạy ở trung tâm cái gì dạy ở nhà nhằm hỗ trợ cho nhau trong quá trình trị liệu.
 
- Cách tiến hành:
 
+ Chuyển chương trình, giáo án, tài liệu về can thiệp cho trẻ tự kỷ cho từng gia đình theo từng giai đoạn, từng mốc phát triển của trẻ qua email, trang web của trung tâm, sổ nhật ký,…
 
+ Khuyến khích gia đình trao đổi trực tiếp với giám đốc phụ trách chuyên môn
 
+ Tổ chức các lớp tập huấn, các khóa đào tạo phù hợp với từng mức độ, trình độ, nhu cầu, khả năng của trẻ tự kỷ.
+ Xây dựng các vi deo mẫu, băng hình mẫu giúp cha mẹ học cách can thiệp tại gia đình.
 
+ Tạo điều kiện để phụ huynh dự giờ các tiết học của con để cha mẹ nắm được khả năng của con cũng như biết cách can thiệp trẻ.
 
+ Xây dựng chương trình can thiệp, giáo án cùng đánh giá kết quả can thiệp của trẻ theo định kỳ để chuyển về gia đình phối hợp cùng.
 
+ Tư vấn chương trình can thiệp, hình thức can thiệp lấy trẻ là trung tâm và hướng về lợi ích của trẻ và gia đình.
 
+ Trung tâm xây dựng một thư viện tài liệu đầy đủ, phụ huynh chủ động mượn tại văn phòng
 
Về phía gia đình
 
- Cha mẹ và gia đình trẻ tự kỷ cũng tham gia vào hệ thống hỗ trợ với vai trò vừa là khách thể vừa là chủ thể. Các thành viên trong gia đình cùng phối hợp thực hiện với giáo viên tại lớp theo mục tiêu và các cách thực hiện đã được định hướng trong các buổi hướng dẫn chuyên môn định kỳ.
 
- Tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn chuyên môn của trung tâm.
 
- Thông báo liên tục cho trung tâm các điểm mạnh, điểm yếu, những tiến bộ hay thoái trào; những khó khăn khi dạy trẻ qua sổ nhật ký, email, hoặc trao đổi trực tiếp để trung tâm có sự điều chỉnh kịp thời về chương trình hay phương pháp can thiệp.
 
- Chủ động gặp giám đốc trung tâm cũng như giáo viên để trao đổi về tình hình học tập của trẻ cũng như kế hoạch can thiệp trẻ trong giai đoạn tiếp theo.
 
- Chủ động cập nhật tài liệu đã được định hướng tại trang web của trung tâm cung như tại thư viện trung tâm.
 
Đối với trẻ bình thường, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường là vô cùng quan trọng. Đối với trẻ tự kỷ, sự phối hợp ấy càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Kinh nghiệm cho thấy rằng, những trẻ can thiệp thành công tại trung tâm, gia đình chiếm một vai trò rất lớn trong sự thành công của trẻ. Gia đình và những người thân trong gia đình là những người thương yêu, đồng cảm, có thời gian gần gũi và hiểu trẻ nhất. Môi trường gia đình cũng là môi trường phù hợp có nhiều cơ hội để trẻ tự kỷ học hỏi, giao lưu, do vậy sự phối hợp giữa gia đình và trung tâm trong giáo dục trẻ tự kỷ là vô cùng cần thiết.