GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT HƯNG YÊN
ĐỊA CHỈ: Phòng 302, Tòa loutus star, Trần Quang Khải , Bắc giang
Email : giaoducchuyenbiet.vn@gmail.com
ĐỊA CHỈ: Phòng 302, Tòa loutus star, Trần Quang Khải , Bắc giang
Email : giaoducchuyenbiet.vn@gmail.com
Tự kỷ là hội chứng đa khiếm khuyết, biểu hiện sự rối loạn phát triển trong hành vi, nhận thức, xúc cảm, sở thích, ý nghĩ, lời nói, giác quan và quan hệ xã hội; ít nhiều có kèm theo chậm phát triển trí tuệ. Khi được can thiệp bằng trị liệu tâm lý và giáo dục hầu hết trẻ tự kỷ đều tiến bộ tùy theo mức độ bệnh và cách thức can thiệp của các nhà chuyên môn.
Trị liệu hành vi là một phần không thể thiếu trong can thiệp trẻ tự kỷ bởi hành vi bất thường ở trẻ tự kỷ đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển ngôn ngữ, quan hệ xã hội, nhận thức và mọi mặt đời sống tâm lý của trẻ. Phát hiện, can thiệp, điều chỉnh hành vi rối nhiễu là nền tảng để khởi đầu tiến trình can thiệp hỗ trợ cho trẻ.
ỨNG DỤNG TRỊ LIỆU HÀNH VI VÀO TRỊ LIỆU CHO TRẺ TỰ KỶ
Hành vi con người có được bởi sự tương tác giữa con người với môi trường.
Hành vi của con người được quy định bởi những gì xảy ra trước đó và hậu quả của nó.
Hành vi sẽ được duy trì lâu hơn khi nhận được sự củng cố và trái lại hành vi sẽ mất đi hoặc không bền vững khi không nhận được sự củng cố.
Trị liệu hành vi có mục đích dạy và gia tăng những hành vi tích cực có mục đích.
Và giảm hoặc loại trừ những hành vi không thích hợp hoặc không thích ứng
TRỊ LIỆU HÀNH VI CHIA LÀM BA LOẠI
Can thiệp điều xảy ra trước đó nghĩa là cung cấp sự kiện để cho hành vi mục tiêu có thể xảy ra.
Can thiệp hậu quả nghĩa là cung cấp những sự kiện xảy ra sau hành vi.
Can thiệp quá trình phát triển kỹ năng hay còn gọi là những kỹ thuật về hành vi là những gì được thiết kế để:
- Dạy những kỹ năng mới, hành vi thích ứng hoặc hành vi thay thế.
- Giảm sự thường xuyên của hành vi không mong muốn.
NHỮNG NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU HÀNH VI
Nguyên tắc một: Hậu quả của hành vi sẽ điều chỉnh hành vi đó. Hậu quả là sự kiện theo sau một hành vi. Hậu quả trẻ mong muốn hoặc được trẻ yêu thích thì hành vi sẽ được lặp lại. Hậu quả trẻ không mong muốn hoặc không thích thì hành vi sẽ không lặp lại.
Nguyên tắc hai: Hành vi được tăng cường bởi sự củng cố sẽ tiếp tục được xảy ra.
Nguyên tắc ba: Ưu tiên sử dụng củng cố tích cực.
Nguyên tắc bốn: Hình phạt sẽ làm giảm hành vi. (đây là biện pháp cuối cùng được sử dụng khi củng cố tích cực lẫn tiêu cực không có tác dụng).
Nguyên tắc năm: Sự “dập tắt” làm suy yếu hành vi bằng cách từ chối những gì củng cố trước đó.
Nguyên tắc sáu: Số lần củng cố giảm dần và dẫn tới không còn củng cố.
GIẢM BỚT CÁC HÀNH VI KHÔNG MONG MUỐN
- Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến những hành vi không mong muốn: Có thể xếp các nguyên nhân dẫn đến các hành vi không mong muốn thành ba dạng sau:
- Trẻ muốn được củng cố tích cực: muốn được hậu quả gì đó.
- Trẻ muốn được củng cố tiêu cực: muốn trốn cái gì hoặc muốn tránh một tình huống nào đó.
- Trẻ muốn được kích thích giác quan: kích thích vị giác, thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác.
CÁC CHIẾN LƯỢC TRỊ LIỆU HÀNH VI KHÔNG MONG MUỐN
Nhân quả (các hậu quả mang tính tự nhiên và hợp logic): Dùng trong những tình huống có sự hợp lý giữa các hành vi của trẻ gây nên với hậu quả của trẻ phải chịu. Cách này giúp trẻ có ý thức trách nhiệm hành vi của mình.
Dập tắt: Đơn giản là giáo viên không củng cố một hành vi nào đó kết hợp với sự củng cố tích cực đối với hành vi mong muốn. Giáo viên sẽ không để ý đến hành vi gây chú ý của trẻ. Trong một số tình huống, các học sinh trong lớp sẽ cùng tham gia can thiệp.
Phạt: Là sự lựa chọn cuối cùng liên quan đến việc đưa ra một điều không dễ chịu hoặc lấy đi một điều gì đó được ưa thích như là hậu quả của một hành vi không thích hợp.
Khiển trách: Dùng lời để chê trách, đứng gần nhìn vào trẻ và nói bằng thái độ bình tĩnh. Giúp trẻ hiểu bạn khiển trách hành vi trẻ chứ không phải con người trẻ.
Cách ly: Là trẻ không được tham gia vào hoạt động nào đó mà trẻ thường hay nhận được sự củng cố tích cực, nghĩa là khi bị phạt bằng cách ly.
Địa chỉ: Lô F2 Khu Dân Cư Mới - Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên
Liên hệ cô Nhung : (+84)967.957.798
Liên hệ thầy Ly : (+84)915.655.610
Email : giaoducchuyenbiet.vn@gmail.com