Error message

  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).
  • Notice: Uninitialized string offset: 0 in f_zjQFn->QxLWxJmriu() (line 1 of /home/dibonepal/domains/giaoducchuyenbiet.vn/public_html/sites/default/settings.php).

Bí quyết xây dựng ngôn ngữ cho trẻ chưa giao tiếp bằng lời

BÍ QUYẾT XÂY DỰNG NGÔN NGỮ CHO TRẺ NHỎ CHƯA GIAO TIẾP BẰNG LỜI

Các bí quyết này dành cho phụ huynh của những trẻ đang giao tiếp thông qua sự phối hợp giữa âm thanh, cử chỉ (chẳng hạn như chỉ trỏ, lắc đầu “không chịu”, vẫy tay “tạm biệt”) và ánh mắt không rời [nhìn chằm chằm] (nhìn bạn và sau đó nhìn vào cái mà bé muốn “nói” đến). Các bé đang gửi đi một thông điệp rõ ràng, chỉ là không cụ thể bằng lời mà thôi. 

 

1. Diễn đạt thông điệp của bé bằng lời

Khi bé gửi đến bạn một thông điệp chẳng hạn như: với tay, chỉ trỏ, nhìn, gây tiếng động, vv..., hãy diễn đạt lại thông điệp này bằng lời theo những gì bạn nghĩ bé đang cố gắng nói với bạn. Tuy vậy, ngắn gọn thôi, hãy sử dụng những câu ngắn để thể hiện ý của bé.  Ví dụ, nếu bé đá chân [vì] muốn bạn đẩy xích đu cho bé, hãy nói “Con muốn ba đẩy ha!” hay “Rồi rồi, ba đẩy cho con nè”.

 

2. Ngừng nói và chờ – để bé có cơ hội giao tiếp.

Chỉ cần bạn lại gần bé, nhìn chăm chú [nhìn 1 cách quan tâm] và chờ bé gửi thông điệp đến mình. Ví dụ như, nếu một trẻ khác đang khóc và bé của bạn đang chú ý đến trẻ đó, đừng nói gì cả. Hãy CHỜ bé giao tiếp với mình. Một khi bé nhìn bạn, chỉ trỏ về phía trẻ kia và tạo âm thanh/tiếng động, bạn có thể đáp lại những gì bạn nghĩ bé đang “nói”, chẳng hạn như “Ừ con, em bé đang khóc đó”. Hãy yên lặng chờ đợi, nhưng nhìn bé một cách chăm chú, hãy cho bé cơ hội bắt đầu cuộc trò chuyện – và bắt đầu những cuộc trò chuyện là một phần rất quan trọng để trở thành một người giao tiếp [nói chuyện] giỏi.

 

3. Tạm ngừng trong khi thực hiện những hoạt động thường lệ để nói với bé đã đến lượt bé.

Khi bạn và bé đang làm việc gì đó lặp đi lặp lại như cù lét hay đung đưa trên một chiếc xích đu – đôi khi, hãy tạm ngừng lại hoạt động đó. Ví dụ, sau khi bạn cù lét bé, hãy ngừng chơi và ĐỢI bé cho bạn biết bé muốn được cù lét nữa (và đừng nói gì cả - chỉ nhìn như đang trông đợi thôi). Hay sau khi bạn đẩy đích đu một vài lần, hãy ngừng đẩy, và chờ (không nói gì cả) để xem liệu bé có “nói” bạn đẩy xích đu nữa hay không. Điều này sẽ khuyến khích bé “hướng dẫn” bạn tiếp tục [việc đẩy], cho phép bé trải nghiệm sức mạnh của giao tiếp.

 

4. Hãy dùng thán từ.

Khi chơi với bé, hãy sử dụng những thán từ và âm vui tai như “yoyo” [whee diễn tả sự hào hứng, vui thích], “bùm!”, “Ihhh/Eow!” [yucky diễn tả sự khó chịu, ghê tởm], “bốp!”, “ụt ịt” [oink oink là tiếng con heo]. Những từ và âm này sẽ khiến bé chú ý bởi vì chúng luôn được diễn đạt bằng nhiều ngữ điệu khác nhau. Hơn nữa, những từ và âm vui tai này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một hoạt động nào đó, giúp bé có nhiều cơ hội nghe được chúng. Bạn có thể kết hợp những từ như “yoyo!” và “rầm!” trong khi bé chơi xe và xe chở hàng. “Bùm!” và “Ồ/àhhh!” có thể được sử dụng khi bé chơi với bong bóng. “Tủm!” trong khi bé tắm. “Păng!” và “Bùm!” lúc bé chơi với chiếc trống nhỏ. “Yummy!/Ngon ngon”, “Ưmmmmm!”, và “Ihhh/Eow là những thán từ vốn xuất hiện trong các bữa ăn.

Những khả năng này là vô hạn! Các âm và thán từ này thường là những “lời” đầu tiên mà bé bắt chước và sớm muộn, chính bé sẽ tự nói được.

 

5. Bắt chước âm thanh và hành động của bé

Bắt chước là cách tuyệt hay để đạt được sự hăng hái tương tác. Khi bé gõ lên chiếc trống đồ chơi, bạn cũng hãy đánh/gõ trống như vậy. Sau đó chờ xem phản ứng của bé. Nếu bé nói “Oooh” trong khi bạn thổi bong bóng, bạn cũng hãy nói “Oooh” lại với bé, rồi nhìn bé xem liệu bé có chú ý đến bạn hay không. Nếu bé chơi đẩy ôtô trên sàn, bạn hãy làm y vậy, rồi chờ đợi phản ứng cúa bé.

Bắt chước là một kĩ năng quan trọng để trẻ học hỏi. Việc bạn bắt chước bé thúc đẩy bé chú ý đến bạn và thậm chí là bắt chước bạn, khi bé đã sẵn sàng.

 

6. Trò chuyện với bé trong các hoạt động thường lệ bằng cùng một vốn từ vựng.

Khi bạn dùng cùng một vốn từ, cách nói với bé trong các hoạt động thường ngày, bé sẽ được làm quen với những từ quen thuộc lặp lại trên nền tảng hàng ngày đó. Ví dụ như trong khi mặc đồ cho bé vào buổi sáng, bạn hãy nói về chuyện bạn mặc quần dài, áo sơmi, vớ, vv cho bé. Khi bạn rửa tay cho bé, bạn có thể nói những điều đại loại như “Giờ mẹ/bố con mình mở nước nha”, “Nước thiệt ấm và dễ chịu” “Giờ mình rửa tay của con bằng xà phòng nha” “Con có biết làm khô phần dưới bụng bằng khăn không nè ?”. Hãy nhớ CHỜ ĐỢI sau khi bạn nói gì đó với bé, để bé có cơ hội dùng hành động, âm thanh, cử chỉ, vv... để giao tiếp lại. Khi bé nghe thấy các câu từ quen thuộc trong cùng những ngữ cảnh thường ngày, điều đó sẽ giúp xây dựng nên trí hiểu ngôn ngữ ở bé.

 

7. Tận dụng cử chỉ, hành động và sự diễn giải khi bạn nói chuyện với bé.

Khi nói chuyện về một con chim đang ở trên cây, hãy chỉ con chim trong khi bạn nói về đó. Khi nói với bé đã đến lúc ra ngoài, bạn có thể giơ chùm chìa khóa xe lên và chỉ về phía cửa. Nếu bạn định rửa tay cho bé, bạn có thể làm hành động rửa tay. Những hành động và cử chỉ này giúp bé hiểu bạn đang nói gì. Nó cũng cung cấp cho bé những mẫu/ví dụ về thông điệp không lời mà bé có thể tự sử dụng được. Cử chỉ được ví như chiếc cầu nối đến học tập diễn đạt lời.

 

8. Cho bé quyền lựa chọn

Hãy cho bé quyền lựa chọn để bé có thể gửi đi một thông điệp cụ thể về điều gì mà bé muốn. Hãy giơ lên hai vật và đưa mỗi vật đó ra khi bạn nói tên của vật đó. Ví dụ, bạn hỏi “Con có muốn một ít táo hay chuối không?”, hãy đưa quả táo trong tay bạn ra khi bạn nói đến từ “táo”, và đưa quả chuối ra khi bạn nói đến “chuối”. Bé có thể sẽ gửi cho bạn một thông điệp theo cách của bé để bạn biết bé muốn quả nào. Có lẽ bé sẽ nhìn vào món mà bé muốn, với tay đến vật đó, chỉ trỏ về phía đó hay gây tiếng động/âm thanh trong khi nhìn về vật đó. Ngay khi bé cho bạn biết bé muốn gì, hãy đưa cho bé vật đó. Điều này giúp bé trải nghiệm được sức mạnh của giao tiếp !

 

9. Ở vị trí trực diện

Khi chơi với bé, hãy khụy thấp xuống để bạn ở cùng vị trí với bé, mắt ngang mắt. Hãy ngồi trực diện với bé khi bé ngồi trên ghế. Ngồi hoặc nằm trên sàn khi bé chơi trên sàn. Theo cách này, bé sẽ nhìn và nghe thấy bạn tốt hơn, và sự liên kết giữa hai người sẽ mạnh hơn. Trẻ em rất thích người lớn hoàn toàn ngang bằng với trẻ về mặt cơ thể. Thêm vào đó, bạn sẽ biết được sự chú ý và hứng thú/quan tâm của bé và còn tận dụng được những nỗ lực tinh tế nhất để giao tiếp.

 

10. Hỏi ít lại

Khi trẻ chưa nói được, người lớn rất dễ vướng phải thói quen hỏi trẻ quá nhiều câu hỏi. Nhưng nếu bé không dùng lời được, thì chuyện trả lời các câu hỏi sẽ rất khó khăn với bé. Hơn nữa, bé sẽ học được rất nhiều khi bạn nêu/cung cấp thông tin cho bé so với việc hỏi bé thông tin như vậy. Hãy cố gắng giảm bớt các câu hỏi, thêm vào các câu dẫn giải/bình luận hay phát biểu. Dẫn giải về những gì diễn ra thường ngày làm bé thích thú/quan tâm.

 

Thay vì hỏi “Con đang làm gì đó” khi bé nặn bột chơi, hãy dẫn giải việc bé đang làm như “Ồ, con đang chơi nặn bột”. Thay vì hỏi “Cái gì kia?” khi bé nhìn vào bức ảnh một con hươu cao cổ trong sách, bạn có thể bình luận “Một con hươu cao cổ thiệt là cao”.

Các bí quyết này dành cho phụ huynh của những trẻ bắt đầu biết sử dụng từ đơn hay từ ghép.